Bị cho là không thanh sạch, nữ giới Nhật Bản bị cấm tham gia môn sumo. Còn ở Trung Quốc, nhiều mỹ nữ ngọc ngà trở thành nữ võ sĩ sumo để mua vui cho vua chúa.
Võ sumo được người dân Nhật Bản tôn vinh là “quốc kỹ” (môn thể thao mang tính biểu tượng quốc gia), do vậy, trước đây, chỉ phận nam nhi mới xứng đáng đứng trên võ đài của môn đấu võ cao quý này. Các vận động viên sumo từ xưa tới này đều nhận được đãi ngộ vô cùng hậu hĩnh.
Hình ảnh võ sĩ sumo là nam giới đã quá quen thuộc với làng thể thao thế giới, nhưng các nữ sumo vẫn rất hiếm hoi. Ngoài quan niệm truyền thống nữ nhi “bất khiết”, người Nhật Bản còn cho rằng, đặc thù của cơ thể nữ giới không phù hợp với môn võ cổ truyền này. Do vậy, việc cách ly phụ nữ khỏi vũ đài thi đấu sumo luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Nếu một phụ nữ bước vào vòng tròn trên võ đài – nơi vốn được coi là linh thiêng sẽ bị coi là một sự sỉ nhục vì đã làm ô uế nơi này. Vì thế, chuyện phụ nữ trở thành võ sĩ sumo cực kỳ hiếm hoi.
Một hình ảnh hiếm hoi về nữ sĩ Sumo Nhật Bản.
Fusae Ota, nữ thị trưởng đầu tiên của Nhật Bản vào ngày 28/2 vừa qua tuyên bố bà muốn đứng trên võ đài để trao thưởng cho những người giành chiến thắng trong giải vật sumo tổ chức vào tháng 3, nhưng bà đã bị từ chối thẳng thừng. Mãi tới tháng 10/2002, thành phố Aomori, Nhật Bản mới được đăng cai tổ chức giải vô địch sumo quốc tế đầu tiên dành cho nữ giới.
Giải vô địch sumo quốc tế đầu tiên dành cho nữ giới
được tổ chức tại Aomori
Nếu như Nhật Bản có cái nhìn hà khắc với phụ nữ trong môn võ cổ truyền này, thì nữ võ sĩ sumo thực chất đã tồn tại trong xã hội phong kiến Trung Quốc rất xa xưa. Thời Tống, các nữ võ sĩ sumo được gọi là các võ sĩ giác lực, về sau đổi tên thành võ sĩ đấu vật.
Và môn võ này được xem là một hình thức giải trí rất được ưa chuộng trong xã hội phong kiến. Không chỉ thịnh hành ở triều Tống, thời Tam Quốc cũng có loại hình đấu võ này. Các đợt tuyển mỹ nữ vào cung thường chọn đến 5.000 người. Để tận dụng mua vui cho hoàng tộc, tầng lớp thống trị bèn nghĩ ra hình thức đấu võ dành cho các cung nữ. Phần thưởng dành cho các nữ đấu sĩ là ngân lượng do vua ban tặng.
Quan quân tụ tập xem cung nữ đấu võ.
Và để tham gia trò chơi này, các cung nữ thời xưa phải lột bỏ xiêm y diêm dúa điệu đà, nên môn võ này còn có tên gọi dân dã khác là “lõa hý”.
Các nữ sumo hiện nay được tham gia sàn đấu
trong trang phục đặc trưng với phần ngực được che chắn cẩn thận.
Hiện nay, sumo đang được Nhật Bản đề nghị đưa vào hạng mục thi đấu chính thức tại Olympic nên ngày càng nhiều phụ nữ, kể cả các bé gái tại nhiều quốc gia tham gia luyện tập môn thể thao truyền thống này. Để tránh bị chấn thương vùng ngực, trang phục dự thi của các nữ sumo cũng có nhiều điểm khác xa so với các võ sĩ nam. Ngoài ra, các nữ sumo không được dùng đầu để tấn công đối thủ. Trong các vòng thi đấu của nữ đều được phân hạng cân, do vậy, các nữ sumo không nhất thiết phải đạt thể trọng khổng lồ như nam giới.
NGuồn: luubuttuoixanh.com ( Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét