(Dân trí) - “Chúng tôi là những con người bình thường, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, đừng đem thế hệ chúng tôi so sánh với những người được gọi là “ngôi sao” bây giờ”- NSƯT Trần Hạnh chia sẻ.
Gặp Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Trần Hạnh vào một buổi sáng đầu hạ Hà Nội, ông khá dè dặt khi tôi đặt vấn đề, ông chia sẻ: “Sao từ ngày ông Văn Hiệp mất, mọi người cứ đổ xô tìm tôi, đừng thương hại chúng tôi kiểu như vậy, chúng tôi chỉ là những nghệ sĩ già bình thường như bao người khác và vẫn vui vẻ cống hiến cho nghệ thuật, mọi người hãy nhìn vào nghệ thuật chứ đừng quá quan tâm đến cuộc sống của chúng tôi”.
Buổi nói chuyện của chúng tôi nhiều lần bị gián đoạn vì ông đang ngồi bán hàng cho cô con dâu, đây là công việc mà ông đảm nhiệm mỗi sáng khi không đi quay phim, mỗi ngày từ 8 giờ đến 9 giờ, khi cô con dâu đi lấy hàng. Ông kể vui: “Lúc bán hàng có nhiều người nhận ra ông quen quen và có khi xin cả số điện thoại, nhưng ông bảo tôi giống chứ không phải Trần Hạnh, vì sợ nếu cho họ biết mình là diễn viên thì họ đứng nói chuyện mãi thì làm sao bán được hàng”.
Con người ông là thế, chân chất đến mức nhiều người khó tin và có lẽ cuộc đời đã vận vào những nhân vật trên phim của ông, luôn chân chất và giản dị không hoa mĩ ngay cả trong lời nói và trang phục. Với chiếc áo phông đã sờn chỉ, chiếc quần màu bộ đội đã phai màu và nụ cười hiền chất phác, khiến cho nhiều người tiếp xúc với ông không khỏi ngạc nhiên vì ông quá đỗi giản dị.
84 tuổi đời với hơn 50 năm cống hiến cho nghệ thuật, cuộc sống của người nghệ sĩ già khiến cho người tiếp xúc không thể không xót lòng. Sáu người con đã có gia đình riêng, còn người con trai út bị bệnh về thần kinh nên ông tự chăm sóc mà không muốn phiền lụy con cháu. Ông bảo “cuộc đời không cho ai tất cả và không lấy đi của ai tất cả, có lẽ ông không giàu có về tiền bạc, nhưng ông luôn hài lòng với những gì mình có, nhiều người ở tuổi ông đã phải cậy nhờ con cháu nuôi, nhưng ông vẫn đi làm được và nuôi được bản thân, đó là điều ông vui nhất. Chứ cứ ở nhà với bốn bức tường, có lẽ ông không sống được”.
NSƯT Trần Hạnh vào nhà hát kịch Việt Nam từ năm 1959, đã đạt được nhiều thành tích với nhà hát, khi nói về những huy chương mà ông đạt được khi làm nghề, ánh mắt ông vẫn ánh lên một niềm vui khó tả. Ông nhớ rõ, vai diễn đầu tiên ông diễn và đạt được giải thưởng là vai Nguyễn Trãi trong Lam Sơn tụ nghĩa đạt huy chương vàng năm 1964.
Năm 60 ông về hưu, ông mới bắt đầu tham gia những vai trong phim truyện nhựa và truyền hình vừa để có thêm thu nhập vừa để thỏa mãn niềm đam mê. Với vai diễn “Thần làng xổ số”, tác giả Toàn Lê trong phim truyện nhựa và phim truyền hình là “Chiếc bình tiền kiếp” của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần.
Ông bảo: “Nhiều người nghĩ làm diễn viên dễ và sướng lắm, nhưng không sướng đâu cháu ạ, đang gắp miếng thịt lại phải bỏ xuống quay đi quay lại nhiều lần, thời tiết thì có chiều lòng ai đâu, lúc nóng nực, lúc rét buốt mà có được nghỉ đâu”. Trong cuốc đời làm diễn viên, với nhiều kỷ niệm, nhưng có lẽ kỷ niệm ông nhớ nhất là cái rét mùa đông ba năm trước, quay bộ phim “Mường động” của đạo diễn Triệu Tuấn. “Nó (đạo diễn Triệu Tuấn) mặc hai áo khoác dày, đi hai đôi tất mà còn kêu lạnh, mình đây có mỗi cái áo nâu nông dân, phải quay đi quay lại còn không kêu, về phòng tưởng bị cóng mà chết, nhưng mở mắt ra thấy mình còn sống là vui rồi”.
Ông bảo “Hôm nay ông mặc áo xấu, cháu đừng chụp. Về lấy cái ảnh nào đẹp đẹp của ông mà đăng bài nhé, lấy cái ảnh ông đóng phim ấy cho đẹp”.
Ông kể nghề diễn mang lại cho ông nhiều thứ, có những mối quan hệ thân tình và nhiều người cả trong và ngoài nghề yêu mến, đó là niềm vui mà không phải ai cũng có được. Ông bảo “Nhiều lần lên hội nghệ sĩ sân khấu chơi, Lê Chức (NSƯT Lê Chức) hay cho ông tiền, nhưng ông không nhận, ông còn đùa mày như tao là ăn mày ý. Hay đang quay phim “Ma làng 2” cùng nghệ sĩ Kim Oanh, Kim Oanh vẫn “dụ” là nếu con dựng vở mới, “bố” nhất định phải tham gia với con nhé, mình thì đồng ý luôn nhưng nó thì bận lắm, lại nhờ người khác làm thay thì vừa khổ nó lại vừa khổ mình”.
Hơn 50 năm cống hiến cho nghệ thuật, tuổi nghề và tuổi thọ luôn song hành cùng nhau, nhưng ông vẫn có một tâm nguyện với nghề mà chưa thực hiện được, đó là được đóng một vai diễn thoát khỏi một ông nông dân nghèo khổ, chất phác, hiền lành mà thay vào đó là một vai diễn phản diện, mưu mô chẳng hạn, để ông có thể “tung hoành thể hiện” một lần trên phim cho thỏa đam mê với nghiệp diễn.
Cuộc đời “Ông nông dân chất phác” - Trần Hạnh như những vai diễn trên phim cuả ông vậy, cứ trôi đi theo thời gian, có những biến cố, có những nỗi thằng trầm, nhưng với sự lạc quan và niềm đam mê với nghề, ông vẫn luôn đón nhận những gì của ngày mai mà cuộc đời ban tặng, không oán trách mà luôn mỉm cười để vui sống với đời.
Buổi nói chuyện của chúng tôi nhiều lần bị gián đoạn vì ông đang ngồi bán hàng cho cô con dâu, đây là công việc mà ông đảm nhiệm mỗi sáng khi không đi quay phim, mỗi ngày từ 8 giờ đến 9 giờ, khi cô con dâu đi lấy hàng. Ông kể vui: “Lúc bán hàng có nhiều người nhận ra ông quen quen và có khi xin cả số điện thoại, nhưng ông bảo tôi giống chứ không phải Trần Hạnh, vì sợ nếu cho họ biết mình là diễn viên thì họ đứng nói chuyện mãi thì làm sao bán được hàng”.
Con người ông là thế, chân chất đến mức nhiều người khó tin và có lẽ cuộc đời đã vận vào những nhân vật trên phim của ông, luôn chân chất và giản dị không hoa mĩ ngay cả trong lời nói và trang phục. Với chiếc áo phông đã sờn chỉ, chiếc quần màu bộ đội đã phai màu và nụ cười hiền chất phác, khiến cho nhiều người tiếp xúc với ông không khỏi ngạc nhiên vì ông quá đỗi giản dị.
84 tuổi đời với hơn 50 năm cống hiến cho nghệ thuật, cuộc sống của người nghệ sĩ già khiến cho người tiếp xúc không thể không xót lòng. Sáu người con đã có gia đình riêng, còn người con trai út bị bệnh về thần kinh nên ông tự chăm sóc mà không muốn phiền lụy con cháu. Ông bảo “cuộc đời không cho ai tất cả và không lấy đi của ai tất cả, có lẽ ông không giàu có về tiền bạc, nhưng ông luôn hài lòng với những gì mình có, nhiều người ở tuổi ông đã phải cậy nhờ con cháu nuôi, nhưng ông vẫn đi làm được và nuôi được bản thân, đó là điều ông vui nhất. Chứ cứ ở nhà với bốn bức tường, có lẽ ông không sống được”.
NSƯT Trần Hạnh vào nhà hát kịch Việt Nam từ năm 1959, đã đạt được nhiều thành tích với nhà hát, khi nói về những huy chương mà ông đạt được khi làm nghề, ánh mắt ông vẫn ánh lên một niềm vui khó tả. Ông nhớ rõ, vai diễn đầu tiên ông diễn và đạt được giải thưởng là vai Nguyễn Trãi trong Lam Sơn tụ nghĩa đạt huy chương vàng năm 1964.
Năm 60 ông về hưu, ông mới bắt đầu tham gia những vai trong phim truyện nhựa và truyền hình vừa để có thêm thu nhập vừa để thỏa mãn niềm đam mê. Với vai diễn “Thần làng xổ số”, tác giả Toàn Lê trong phim truyện nhựa và phim truyền hình là “Chiếc bình tiền kiếp” của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần.
Ông bảo: “Nhiều người nghĩ làm diễn viên dễ và sướng lắm, nhưng không sướng đâu cháu ạ, đang gắp miếng thịt lại phải bỏ xuống quay đi quay lại nhiều lần, thời tiết thì có chiều lòng ai đâu, lúc nóng nực, lúc rét buốt mà có được nghỉ đâu”. Trong cuốc đời làm diễn viên, với nhiều kỷ niệm, nhưng có lẽ kỷ niệm ông nhớ nhất là cái rét mùa đông ba năm trước, quay bộ phim “Mường động” của đạo diễn Triệu Tuấn. “Nó (đạo diễn Triệu Tuấn) mặc hai áo khoác dày, đi hai đôi tất mà còn kêu lạnh, mình đây có mỗi cái áo nâu nông dân, phải quay đi quay lại còn không kêu, về phòng tưởng bị cóng mà chết, nhưng mở mắt ra thấy mình còn sống là vui rồi”.
Ông bảo “Hôm nay ông mặc áo xấu, cháu đừng chụp. Về lấy cái ảnh nào đẹp đẹp của ông mà đăng bài nhé, lấy cái ảnh ông đóng phim ấy cho đẹp”.
Ông kể nghề diễn mang lại cho ông nhiều thứ, có những mối quan hệ thân tình và nhiều người cả trong và ngoài nghề yêu mến, đó là niềm vui mà không phải ai cũng có được. Ông bảo “Nhiều lần lên hội nghệ sĩ sân khấu chơi, Lê Chức (NSƯT Lê Chức) hay cho ông tiền, nhưng ông không nhận, ông còn đùa mày như tao là ăn mày ý. Hay đang quay phim “Ma làng 2” cùng nghệ sĩ Kim Oanh, Kim Oanh vẫn “dụ” là nếu con dựng vở mới, “bố” nhất định phải tham gia với con nhé, mình thì đồng ý luôn nhưng nó thì bận lắm, lại nhờ người khác làm thay thì vừa khổ nó lại vừa khổ mình”.
Hơn 50 năm cống hiến cho nghệ thuật, tuổi nghề và tuổi thọ luôn song hành cùng nhau, nhưng ông vẫn có một tâm nguyện với nghề mà chưa thực hiện được, đó là được đóng một vai diễn thoát khỏi một ông nông dân nghèo khổ, chất phác, hiền lành mà thay vào đó là một vai diễn phản diện, mưu mô chẳng hạn, để ông có thể “tung hoành thể hiện” một lần trên phim cho thỏa đam mê với nghiệp diễn.
Cuộc đời “Ông nông dân chất phác” - Trần Hạnh như những vai diễn trên phim cuả ông vậy, cứ trôi đi theo thời gian, có những biến cố, có những nỗi thằng trầm, nhưng với sự lạc quan và niềm đam mê với nghề, ông vẫn luôn đón nhận những gì của ngày mai mà cuộc đời ban tặng, không oán trách mà luôn mỉm cười để vui sống với đời.
Thiên Lam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét