Hiếu hồi tưởng lại thời khắc ngồi trong nhà tù: “Nhiều đêm liền, nằm trong ngục tối, em thường tự độc thoại, động viên mình là phải cố gắng lên. Cố gắng hơn nữa. Không được đầu hàng. Cùng lắm thì đi tù oan mấy năm rồi ra kêu kiện tiếp”. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện, nghe những tâm sự buốt lòng của anh Trương Hoàng Hiếu sau gần 900 ngày oan trái mà VietNamNet đã thông tin.
Cựu sinh viên năm 4, Trường ĐH Kinh tế Nha Trang, anh Trường Hoàng Hiếu đã có những tháng ngày sống trong tuyệt vọng vì ngồi tù oan từ năm 2007 đến 2010.
Bây giờ, những tháng ngày tháng oan ức, tủi nhục, tuyệt vọng đó đã qua, nhưng nó vẫn giằng xé tâm can anh.
Anh Trương Hoàng Hiếu
Đó là quãng thời gian chua chát mà anh và cả gia đình phải chịu đựng, từ ngày bị bắt tam giam đến lúc nhận quyết định hưởng tại ngoại.
Hiếu kể với chúng tôi về 7 tháng đầu tiên ở trong phòng tạm giam của công an huyện Mỹ Tú. Khoảng 2 tháng, anh được đưa ra ngoài tắm nắng một lần. Đặc biệt, bố mẹ Hiếu trong suốt quãng thời gian đầu này không một lần được tiếp xúc hay nhìn thấy mặt con.
“Có lúc em tuyệt vọng, đấu tranh tư tưởng mãi mà vẫn không được. Nhiều khi em muốn đâm đầu vào bờ tường chết đi trong phòng giam. Với em, mọi con đường đi lúc đó đều khép kín, tương lai mù mịt, cực kỳ thất vọng” - Hiếu kể lại.
Hiện trường xảy ra vụ án chém nhau và bắt nhầm người.
Tuy nhiên, Hiếu nghĩ đến cha mẹ, em gái và nhiều người thân trong gia đình cũng như nỗi oan ức chưa được làm rõ trắng đen.
Anh đã quyết tâm không nhụt chí. Phải sống và giành lại sự thật khi ra tù.
“Anh coi, em đang là sinh viên năm thứ 4, chuẩn bị thi tốt nghiệp ra trường, đi làm. Tương lai phía trước của em trong chốc lát đóng lại. Mọi sự thật, trắng đen đã bị đảo lộn” – Hiếu nhói lòng chia sẻ. Ngồi trong tù, Hiếu luôn đau đáu nghĩ cách cùng gia đình tìm cơ hội kháng cáo giải oan. Cha Hiếu là ông Trương Văn Khải (giáo viên Trường THCS Hồ Đắc Kiện) và mẹ là bà Nguyễn Ngọc Hòa cũng ngồi trên lửa trong những ngày con đi tù.
Suốt thời gian Hiếu lâm vào cảnh tù tội, gia đình không một ngày bình yên. Nhưng vẫn luôn tìm nhiều cách để minh oan cho con trai.
Nhớ lại chuyện cũ, người mẹ tần tảo sớm hôm thở dài: “Gần 8 tháng mới được gặp con lần đầu trong phòng tạm giam, không chịu nổi, tui ôm con khóc”.
Thương con, bà Hòa như rứt từng khúc ruột. Nhìn Hiếu gầy đét, chỉ còn xương bọc da, đầu trọc lóc, xanh xao. Chính bà cũng không nhận ra con khi lần đầu tiên được gặp con trong trại.
Bà đã nói với Hiếu: “Con ơi. Cố gắng lên, giá nào mẹ cũng sẽ minh oan cho con”. Đau đớn, nhưng Hiếu đã động viên lại mẹ: “Con không sao đâu, mẹ cha giữ gìn sức khỏe. Ra tù con sẽ đi kêu oan…”.
Trong 131 tuần, mẹ Hiếu đều đặn mỗi tuần 3 lần mang cơm vào phòng giam cho con. Và đến bây giờ, bà Hòa chưa thể nguôi ngoai những ngày tháng miệt mài đi thăm, kêu oan cho con.
Bà Nguyễn Ngọc Hòa mẹ Hiếu đau đớn nhớ lại ngày tháng nuôi con trong cảnh tù đày.
Hàng trăm con lợn, hàng chục tấn bưởi, nhiều công đất đã được gia đình Hiếu bán sạch để đi lại, lo chi phí cho vụ án oan sai này.
Nước mắt lăn dài trên gò má sạm đen, bà Hòa nói: “Gia đình cực kỳ tiết kiệm, một gói xôi sáng lúc đó tui cũng không dám ăn. Chỉ lo cho con, ăn chén cơm nguội mà đắng lòng nghĩ con đang co ro trong ngục tối. Tui chịu không nổi…”.
Bà đã từng nói với Hiếu: “Bằng mọi giá, dù 5 năm hay 10 năm đi chăng nữa. Mẹ, vẫn tiếp tục kêu oan cho con…”.
Còn ông Khải cho biết, suốt thời gian Hiếu bị bắt giam, gia đình rơi vào thế bị cô lập. Nhiều người thân thích, bạn bè cũng tỏ ra nghi kỵ và lánh mặt.
Hiếu hồi tưởng lại thời khắc ngồi trong nhà tù: “Nhiều đêm liền, nằm trong ngục tối, em thường tự độc thoại, động viên mình là phải cố gắng lên. Cố gắng hơn nữa. Không được đầu hàng. Cùng lắm thì đi tù oan mấy năm rồi ra kêu kiện tiếp”.
Đến khi trắng đen được làm rõ, thì cựu sinh viên Trương Hoàng Hiếu đã có hơn 3 năm mất tự do.
Lời tâm sự như mặn chát hơn khi Hiếu kể: ngày tự do là ngày em mất hết những gì trước đó. Người yêu khi thấy em bị bắt cũng bỏ ra đi.
Cơ hội thi tốt nghiệp, cầm tấm bằng đại học, đi xin việc như bao đứa bạn cùng trang lứa khác của Hiếu trong tích tắc không bao giờ trở lại.
Và hôm nay, Hiếu đang làm lại. Bắt đầu bằng việc kiện các cơ quan chức năng xử sai, đòi bồi thường hơn nửa tỷ đồng. Hiện Hiếu cũng đang theo học lớp Trung cấp y sỹ 2 năm tại TP. Cần Thơ.
Cựu sinh viên năm 4, Trường ĐH Kinh tế Nha Trang, anh Trường Hoàng Hiếu đã có những tháng ngày sống trong tuyệt vọng vì ngồi tù oan từ năm 2007 đến 2010.
Bây giờ, những tháng ngày tháng oan ức, tủi nhục, tuyệt vọng đó đã qua, nhưng nó vẫn giằng xé tâm can anh.
Anh Trương Hoàng Hiếu
Đó là quãng thời gian chua chát mà anh và cả gia đình phải chịu đựng, từ ngày bị bắt tam giam đến lúc nhận quyết định hưởng tại ngoại.
Hiếu kể với chúng tôi về 7 tháng đầu tiên ở trong phòng tạm giam của công an huyện Mỹ Tú. Khoảng 2 tháng, anh được đưa ra ngoài tắm nắng một lần. Đặc biệt, bố mẹ Hiếu trong suốt quãng thời gian đầu này không một lần được tiếp xúc hay nhìn thấy mặt con.
“Có lúc em tuyệt vọng, đấu tranh tư tưởng mãi mà vẫn không được. Nhiều khi em muốn đâm đầu vào bờ tường chết đi trong phòng giam. Với em, mọi con đường đi lúc đó đều khép kín, tương lai mù mịt, cực kỳ thất vọng” - Hiếu kể lại.
Hiện trường xảy ra vụ án chém nhau và bắt nhầm người.
Tuy nhiên, Hiếu nghĩ đến cha mẹ, em gái và nhiều người thân trong gia đình cũng như nỗi oan ức chưa được làm rõ trắng đen.
Anh đã quyết tâm không nhụt chí. Phải sống và giành lại sự thật khi ra tù.
“Anh coi, em đang là sinh viên năm thứ 4, chuẩn bị thi tốt nghiệp ra trường, đi làm. Tương lai phía trước của em trong chốc lát đóng lại. Mọi sự thật, trắng đen đã bị đảo lộn” – Hiếu nhói lòng chia sẻ. Ngồi trong tù, Hiếu luôn đau đáu nghĩ cách cùng gia đình tìm cơ hội kháng cáo giải oan. Cha Hiếu là ông Trương Văn Khải (giáo viên Trường THCS Hồ Đắc Kiện) và mẹ là bà Nguyễn Ngọc Hòa cũng ngồi trên lửa trong những ngày con đi tù.
Suốt thời gian Hiếu lâm vào cảnh tù tội, gia đình không một ngày bình yên. Nhưng vẫn luôn tìm nhiều cách để minh oan cho con trai.
Nhớ lại chuyện cũ, người mẹ tần tảo sớm hôm thở dài: “Gần 8 tháng mới được gặp con lần đầu trong phòng tạm giam, không chịu nổi, tui ôm con khóc”.
Thương con, bà Hòa như rứt từng khúc ruột. Nhìn Hiếu gầy đét, chỉ còn xương bọc da, đầu trọc lóc, xanh xao. Chính bà cũng không nhận ra con khi lần đầu tiên được gặp con trong trại.
Bà đã nói với Hiếu: “Con ơi. Cố gắng lên, giá nào mẹ cũng sẽ minh oan cho con”. Đau đớn, nhưng Hiếu đã động viên lại mẹ: “Con không sao đâu, mẹ cha giữ gìn sức khỏe. Ra tù con sẽ đi kêu oan…”.
Trong 131 tuần, mẹ Hiếu đều đặn mỗi tuần 3 lần mang cơm vào phòng giam cho con. Và đến bây giờ, bà Hòa chưa thể nguôi ngoai những ngày tháng miệt mài đi thăm, kêu oan cho con.
Bà Nguyễn Ngọc Hòa mẹ Hiếu đau đớn nhớ lại ngày tháng nuôi con trong cảnh tù đày.
Hàng trăm con lợn, hàng chục tấn bưởi, nhiều công đất đã được gia đình Hiếu bán sạch để đi lại, lo chi phí cho vụ án oan sai này.
Nước mắt lăn dài trên gò má sạm đen, bà Hòa nói: “Gia đình cực kỳ tiết kiệm, một gói xôi sáng lúc đó tui cũng không dám ăn. Chỉ lo cho con, ăn chén cơm nguội mà đắng lòng nghĩ con đang co ro trong ngục tối. Tui chịu không nổi…”.
Bà đã từng nói với Hiếu: “Bằng mọi giá, dù 5 năm hay 10 năm đi chăng nữa. Mẹ, vẫn tiếp tục kêu oan cho con…”.
Còn ông Khải cho biết, suốt thời gian Hiếu bị bắt giam, gia đình rơi vào thế bị cô lập. Nhiều người thân thích, bạn bè cũng tỏ ra nghi kỵ và lánh mặt.
Hiếu hồi tưởng lại thời khắc ngồi trong nhà tù: “Nhiều đêm liền, nằm trong ngục tối, em thường tự độc thoại, động viên mình là phải cố gắng lên. Cố gắng hơn nữa. Không được đầu hàng. Cùng lắm thì đi tù oan mấy năm rồi ra kêu kiện tiếp”.
Đến khi trắng đen được làm rõ, thì cựu sinh viên Trương Hoàng Hiếu đã có hơn 3 năm mất tự do.
Lời tâm sự như mặn chát hơn khi Hiếu kể: ngày tự do là ngày em mất hết những gì trước đó. Người yêu khi thấy em bị bắt cũng bỏ ra đi.
Cơ hội thi tốt nghiệp, cầm tấm bằng đại học, đi xin việc như bao đứa bạn cùng trang lứa khác của Hiếu trong tích tắc không bao giờ trở lại.
Và hôm nay, Hiếu đang làm lại. Bắt đầu bằng việc kiện các cơ quan chức năng xử sai, đòi bồi thường hơn nửa tỷ đồng. Hiện Hiếu cũng đang theo học lớp Trung cấp y sỹ 2 năm tại TP. Cần Thơ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét