Hơn nửa thế kỷ, bà Trần Thị Nhật (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) chưa được một ngày nghỉ ngơi vì phải chăm sóc ba đứa con bị tâm thần. Ở tuổi gần đất xa trời, bà vẫn sợ ngày nào đó qua đời, các con ngây dại sẽ bơ vơ.
Bữa cơm của gia đình bà Nhật.
Căn nhà tuềnh toàng cuối thôn 1 (xã Thành Kim) là nơi ở của bà Nhật và ba con tâm thần. Mâm cơm bà Nhật dọn vội trên manh chiếu rách chỉ vỏn vẹn bát canh và đĩa cá kho mặn. Người mẹ già ngồi gắp thức ăn cho hai cô con gái, nếu không thì cả hai chỉ ăn cơm trắng. Người con gái lớn khó nhọc đưa cơm lên miệng, cánh tay teo tóp, co quắp không giữ nổi chiếc thìa làm cơm vung vãi ra chiếu. Người mẹ già dừng đũa, tự tay bón cho con ăn. Thấy thế, cô chị quay sang nhìn cô em rồi cả hai cười hềnh hệch.
Chốc chốc, bà lại chạy ra gắp thêm miếng cá vào bát cơm cho anh con trai đứng ngoẹo cổ ở góc thềm. Bà Nhật cho biết, từ bé tới giờ đứa con ấy chỉ toàn đứng ăn một mình. Ở tuổi 85, lẽ ra bà Nhật đã lên chức cụ và an hưởng tuổi già nhưng hơn nửa thế kỷ qua, bà chưa một ngày được nghỉ ngơi chỉ vì chăm “đàn con mọn”.
Năm 1957, bà kết hôn cùng ông Trần Văn Tá rồi 7 người con (2 trai, 5 gái) lần lượt ra đời. Ông Tá từng là thanh niên xung phong phục vụ ở chiến trường Điện Biên Phủ, Bình Trị Thiên. Người con trai đầu là Trần Văn Chung đã mất, 3 người còn lại bị tâm thần là Trần Thị Hiền (51 tuổi), Trần Văn Hùng (48 tuổi), Trần Thị Vinh (40 tuổi), còn 3 cô con gái sinh sau may mắn không bị tật nguyền như các anh chị. Ba cô đều đi lấy chồng xa, cả năm mới về thăm mẹ được vài lần. Hoàn cảnh các con khó khăn, không giúp được gì nên một mình bà gánh vác tất cả.
Lúc mới sinh, Hiền, Hùng, Vinh đều là những đứa trẻ bình thường, kháu khỉnh. Nhưng lớn lên, chẳng ai nói được câu gì mà chỉ ú ớ. Vợ chồng bà Nhật đưa các con chạy chữa khắp trong Nam, ngoài Bắc gần chục năm nhưng không có kết quả. Bệnh tình của cả 3 người dần nặng hơn. Anh Hùng đầu ngoẹo sang một bên, bước đi tập tễnh, cả ngày lang thang khắp làng trên xóm dưới, làm bạn với trẻ chăn trâu. Hai cô con gái chân tay co quắp, ngày càng teo nhỏ lại.
Nhắc đến người con trai đầu, bà lặng người rồi thở dài. Năm 15 tuổi, anh Chung bị ngã xuống suối khi đi chăn trâu. Bà bảo, nếu còn sống “thằng bé” đã hơn 50 tuổi, có lẽ đã lên chức ông. Dù bị câm nhưng Chung lanh lợi nhất nhà, biết chăn trâu, cắt cỏ, trông em cho bố mẹ đi làm. Đau buồn khi thấy những đứa con bị tâm thần, cộng thêm cuộc sống lao lực, ông Tá lâm bệnh nặng rồi mất 2 năm trước.
Mùa đông vùng núi lạnh thấu da thịt, nhưng ba người con của bà Nhật quanh năm chỉ mặc độc manh áo cánh mỏng, chân không bao giờ đi dép.
Mỗi khi nói chuyện với các con, bà Nhật phải ra dấu hiệu. Ngoài bà, người trong làng chẳng ai hiểu Hiền, Hùng, Vinh muốn nói gì. Nhiều lúc, chính người mẹ cũng không biết những đứa con ú ớ, khua chân múa tay đang muốn truyền đạt điều gì.
Cả ngày bà không dám đi đâu xa, đi chợ cũng chỉ mua mớ rau, con tép rồi nhanh chóng trở về nhà trông con. Có hôm về thấy cậu con trai đang xông vào đánh chị, bà phải tri hô xóm làng đến can ngăn. Chị Hiền đầu chảy máu ngồi khóc vạ ở góc nhà, còn anh Hùng ngửa mặt lên trời cười khoái chí. Tức mình, bà mắng con trai mấy câu.
Đến tối mịt không thấy con về, bà lật đật đi tìm thì thấy anh ngồi co ro trên đồi, đói rét đến thâm tím mặt mày. Từ đó, bà không dám nặng lời, sợ anh bỏ đi lại không biết đường về nhà. “Thằng Hùng nhìn vậy mà cục tính lắm. Nó không nói được, còn người khác nói nó vẫn hiểu. Tôi dỗ nó còn khó hơn dỗ trẻ con lên ba”, bà lão tâm sự.
Cô con út Trần Thị Vinh dáng người nhỏ thó, thỉnh thoảng đang đi lại bị ngã nhào ra đất, có người đỡ mới đứng dậy được. Chị Vinh được xóm giềng khen là ngoan nhất trong số ba anh chị em vì biết thổi cơm, đuổi gà, không hay gây chuyện như các anh chị.
Mùa đông vùng núi lạnh thấu da thịt, nhưng ba người con của bà Nhật quanh năm chỉ mặc manh áo cánh mỏng, chân không bao giờ đi dép. Bà cho hay, cứ đưa quần áo là cả ba lại vứt hoặc xé rách, không bao giờ chịu mặc. Hôm nào trời ấm, bà gom cả ba lại rồi tắm gội cho con. “Qua mùa đông này, chắc tôi phải cắt hết tóc của chúng đi. Chải đầu xong cho cả ba đứa là tay mỏi nhừ”, bà Nhật cho hay.
Nhìn các con đùa nghịch nhau ở bể nước như những đứa trẻ mới lên ba, bà lão 85 tuổi buồn bã tư lự, chỉ sợ sau này khuất núi, ba con sẽ bơ vơ. Hiện, cả gia đình bốn người sống nhờ vào đồng trợ cấp tàn tật ít ỏi của các con và tiền hỗ trợ người cao tuổi của mẹ. Năm 2010, UBND xã Thành Kim hỗ trợ 8 triệu để gia đình bà Nhật sửa sang lại căn nhà, lấy chỗ che mưa nắng.
Ông Trần Ngọc Phong, Trưởng thôn 1 cho biết, cả thôn có 3 hộ nghèo thì gia đình bà Nhật có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh nhất. Mỗi dịp Tết đến, thôn xóm cũng có tặng quà và hỗ trợ gạo ăn nhưng chỉ giúp được một phần.
Bữa cơm của gia đình bà Nhật.
Căn nhà tuềnh toàng cuối thôn 1 (xã Thành Kim) là nơi ở của bà Nhật và ba con tâm thần. Mâm cơm bà Nhật dọn vội trên manh chiếu rách chỉ vỏn vẹn bát canh và đĩa cá kho mặn. Người mẹ già ngồi gắp thức ăn cho hai cô con gái, nếu không thì cả hai chỉ ăn cơm trắng. Người con gái lớn khó nhọc đưa cơm lên miệng, cánh tay teo tóp, co quắp không giữ nổi chiếc thìa làm cơm vung vãi ra chiếu. Người mẹ già dừng đũa, tự tay bón cho con ăn. Thấy thế, cô chị quay sang nhìn cô em rồi cả hai cười hềnh hệch.
Chốc chốc, bà lại chạy ra gắp thêm miếng cá vào bát cơm cho anh con trai đứng ngoẹo cổ ở góc thềm. Bà Nhật cho biết, từ bé tới giờ đứa con ấy chỉ toàn đứng ăn một mình. Ở tuổi 85, lẽ ra bà Nhật đã lên chức cụ và an hưởng tuổi già nhưng hơn nửa thế kỷ qua, bà chưa một ngày được nghỉ ngơi chỉ vì chăm “đàn con mọn”.
Năm 1957, bà kết hôn cùng ông Trần Văn Tá rồi 7 người con (2 trai, 5 gái) lần lượt ra đời. Ông Tá từng là thanh niên xung phong phục vụ ở chiến trường Điện Biên Phủ, Bình Trị Thiên. Người con trai đầu là Trần Văn Chung đã mất, 3 người còn lại bị tâm thần là Trần Thị Hiền (51 tuổi), Trần Văn Hùng (48 tuổi), Trần Thị Vinh (40 tuổi), còn 3 cô con gái sinh sau may mắn không bị tật nguyền như các anh chị. Ba cô đều đi lấy chồng xa, cả năm mới về thăm mẹ được vài lần. Hoàn cảnh các con khó khăn, không giúp được gì nên một mình bà gánh vác tất cả.
Lúc mới sinh, Hiền, Hùng, Vinh đều là những đứa trẻ bình thường, kháu khỉnh. Nhưng lớn lên, chẳng ai nói được câu gì mà chỉ ú ớ. Vợ chồng bà Nhật đưa các con chạy chữa khắp trong Nam, ngoài Bắc gần chục năm nhưng không có kết quả. Bệnh tình của cả 3 người dần nặng hơn. Anh Hùng đầu ngoẹo sang một bên, bước đi tập tễnh, cả ngày lang thang khắp làng trên xóm dưới, làm bạn với trẻ chăn trâu. Hai cô con gái chân tay co quắp, ngày càng teo nhỏ lại.
Nhắc đến người con trai đầu, bà lặng người rồi thở dài. Năm 15 tuổi, anh Chung bị ngã xuống suối khi đi chăn trâu. Bà bảo, nếu còn sống “thằng bé” đã hơn 50 tuổi, có lẽ đã lên chức ông. Dù bị câm nhưng Chung lanh lợi nhất nhà, biết chăn trâu, cắt cỏ, trông em cho bố mẹ đi làm. Đau buồn khi thấy những đứa con bị tâm thần, cộng thêm cuộc sống lao lực, ông Tá lâm bệnh nặng rồi mất 2 năm trước.
Mùa đông vùng núi lạnh thấu da thịt, nhưng ba người con của bà Nhật quanh năm chỉ mặc độc manh áo cánh mỏng, chân không bao giờ đi dép.
Mỗi khi nói chuyện với các con, bà Nhật phải ra dấu hiệu. Ngoài bà, người trong làng chẳng ai hiểu Hiền, Hùng, Vinh muốn nói gì. Nhiều lúc, chính người mẹ cũng không biết những đứa con ú ớ, khua chân múa tay đang muốn truyền đạt điều gì.
Cả ngày bà không dám đi đâu xa, đi chợ cũng chỉ mua mớ rau, con tép rồi nhanh chóng trở về nhà trông con. Có hôm về thấy cậu con trai đang xông vào đánh chị, bà phải tri hô xóm làng đến can ngăn. Chị Hiền đầu chảy máu ngồi khóc vạ ở góc nhà, còn anh Hùng ngửa mặt lên trời cười khoái chí. Tức mình, bà mắng con trai mấy câu.
Đến tối mịt không thấy con về, bà lật đật đi tìm thì thấy anh ngồi co ro trên đồi, đói rét đến thâm tím mặt mày. Từ đó, bà không dám nặng lời, sợ anh bỏ đi lại không biết đường về nhà. “Thằng Hùng nhìn vậy mà cục tính lắm. Nó không nói được, còn người khác nói nó vẫn hiểu. Tôi dỗ nó còn khó hơn dỗ trẻ con lên ba”, bà lão tâm sự.
Cô con út Trần Thị Vinh dáng người nhỏ thó, thỉnh thoảng đang đi lại bị ngã nhào ra đất, có người đỡ mới đứng dậy được. Chị Vinh được xóm giềng khen là ngoan nhất trong số ba anh chị em vì biết thổi cơm, đuổi gà, không hay gây chuyện như các anh chị.
Mùa đông vùng núi lạnh thấu da thịt, nhưng ba người con của bà Nhật quanh năm chỉ mặc manh áo cánh mỏng, chân không bao giờ đi dép. Bà cho hay, cứ đưa quần áo là cả ba lại vứt hoặc xé rách, không bao giờ chịu mặc. Hôm nào trời ấm, bà gom cả ba lại rồi tắm gội cho con. “Qua mùa đông này, chắc tôi phải cắt hết tóc của chúng đi. Chải đầu xong cho cả ba đứa là tay mỏi nhừ”, bà Nhật cho hay.
Nhìn các con đùa nghịch nhau ở bể nước như những đứa trẻ mới lên ba, bà lão 85 tuổi buồn bã tư lự, chỉ sợ sau này khuất núi, ba con sẽ bơ vơ. Hiện, cả gia đình bốn người sống nhờ vào đồng trợ cấp tàn tật ít ỏi của các con và tiền hỗ trợ người cao tuổi của mẹ. Năm 2010, UBND xã Thành Kim hỗ trợ 8 triệu để gia đình bà Nhật sửa sang lại căn nhà, lấy chỗ che mưa nắng.
Ông Trần Ngọc Phong, Trưởng thôn 1 cho biết, cả thôn có 3 hộ nghèo thì gia đình bà Nhật có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh nhất. Mỗi dịp Tết đến, thôn xóm cũng có tặng quà và hỗ trợ gạo ăn nhưng chỉ giúp được một phần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét