Vụ cướp khiến nhiều người đi đường phẫn nộ này xảy ra sáng 21-1. Nạn nhân là chị Huỳnh Thị Thuận (37 tuổi), người phụ nữ bị dị tật bẩm sinh cả hai tay, hai chân, bán vé số tại ngã tư Tân Phong, P.Tân Phong, TP Biên Hòa (Đồng Nai).
Chị Thuận ràn rụa nước mắt khi biết mình bị cướp - Ảnh: Hà Mi
Chị Thuận - nạn nhân đáng thương trên chiếc xe lăn kiêm quầy vé số - Ảnh: Hà Mi
Kẻ gian đã dùng thủ đoạn “đổi vé số trúng thưởng” để cướp của chị 400 tờ vé số, trị giá 4 triệu đồng - số tiền kiếm được bằng mồ hôi và cả nước mắt của người không có tay, chân...
Khi chúng tôi đến gần hỏi chuyện, chị Thuận ngồi thừ ra vì tiếc 400 tờ vé số là “nồi cơm” của chị. Chị rưng rưng nước mắt, tựa vào xe lăn than: “Mình nghèo, tàn tật mà người ta nhẫn tâm quá”. Có người đứng cạnh hỏi han rồi trách chị: “Đã bị tật thì đừng đổi vé số làm gì để cho kẻ xấu lừa”. Chị Thuận òa khóc nức nở: “Tôi có khiếm khuyết là không có đôi tay sờ vé số để biết người ta có dán, có làm giả mà lừa mình không. Nhưng tôi ngồi một chỗ, không đổi thêm vé số trúng thưởng thì làm sao có thêm tiền hoa hồng để trang trải cuộc sống”.
Anh Phạm Văn Giỏi, một người bán vé số dạo hay phụ chị Thuận hằng ngày, vừa giúp chị xếp lại tiền trong chiếc túi đeo trước ngực vừa cằn nhằn: “Tui nói bây giờ tụi nó đi lừa, đi ăn cướp không chừa một ai. Phải ráng cảnh giác nghen bà”.
Chị Thuận kể sáng sớm 21-1, khi chị vừa nhờ người quen kê bàn, che dù xong thì một người đàn ông ngoài 40 tuổi đi xe tay ga, đeo kính trông rất lịch sự trờ tới hỏi: “Có đổi vé số không?”. Chị trả lời không có tiền nên chỉ đổi vé số thôi. Người đàn ông này mượn sổ dò số, ngồi trên xe đặt một xấp vé số xuống bàn rồi bảo ông ta trúng 40 tờ giải tám vé số tỉnh Tây Ninh (mỗi giải trị giá 100.000 đồng, tổng cộng 4 triệu đồng). Khi chị nhìn vé, nhìn số khớp nhau cũng là lúc người đàn ông hiện nguyên hình là kẻ cướp, gom hết 400 tờ vé số chị vừa bày ra trên bàn vọt xe đi mất.
Ngay lúc ấy, chị Thuận thấy nghi ngờ nhưng đôi tay khiếm khuyết khiến chị bất lực... Chị nhờ người khác xem giúp xấp vé số “trúng giải tám” ngày 17-1 của tỉnh Tây Ninh mà người đàn ông để lại thì tất cả 40 tờ đều được dán số 3 chồng lên số 6 (vé số nguyên bản có hai số cuối là 65 nhưng kẻ gian dán chồng số lên để thành 35 - số trúng giải tám).
Chị Thuận vừa khóc vừa kể đây là lần thứ ba chị bị kẻ xấu dùng chiêu giả vờ đổi vé số trúng thưởng để cướp vé số. Hai lần trước chị bị cướp mất số vé trị giá 3,5 triệu đồng.
Số 3 trong tờ vé số này được kẻ gian dán chồng lên số 6 để lừa chị Thuận - Ảnh: Hạnh Dung
Chị Thuận quê ở xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa). Bị khuyết tật từ lúc mới được sinh ra, mồ côi cha lúc mới 5 tuổi, nhà có bốn anh chị em nhưng ai cũng nghèo khổ nên cách đây hai năm chị theo bạn bè vào Đồng Nai bán vé số tự nuôi sống bản thân và dành dụm gửi về quê giúp mẹ già.
Anh Niển, người cùng quê và cũng là người chạy xe ôm chở chị Thuận đi về từ huyện Vĩnh Cửu, TP Biên Hòa (Đồng Nai), kể chị bán vé số ở Biên Hòa nhưng thuê nhà trọ ở huyện Vĩnh Cửu là do ở đây có nhiều người đồng hương vào làm ăn. “Chị Thuận không có đôi tay bình thường nên ai mua vé số cứ bỏ tiền vào cái túi chị đeo trên cổ. Nếu phải thối tiền thì khách cũng tự lấy tiền trong túi của chị ra... Vậy mà trên đời này vẫn có kẻ bất nhân với chị nhiều lần” - anh Niển bức xúc.
Do tay chân không bình thường nên chị Thuận phải thuê người tắm rửa giúp mỗi ngày hết 20.000 đồng. Mỗi tháng tiền xe ôm, tiền tắm rửa đã ngốn của chị tròm trèm hơn 2,5 triệu đồng. Vậy mà chị vẫn chắt chiu từng đồng tiền lời để gửi về quê phụng dưỡng mẹ già. Tháng này bị cướp mất 400 tờ vé số, chị cứ lo lắng không biết lấy tiền đâu bù vào...
Chị Thuận ràn rụa nước mắt khi biết mình bị cướp - Ảnh: Hà Mi
Chị Thuận - nạn nhân đáng thương trên chiếc xe lăn kiêm quầy vé số - Ảnh: Hà Mi
Kẻ gian đã dùng thủ đoạn “đổi vé số trúng thưởng” để cướp của chị 400 tờ vé số, trị giá 4 triệu đồng - số tiền kiếm được bằng mồ hôi và cả nước mắt của người không có tay, chân...
Khi chúng tôi đến gần hỏi chuyện, chị Thuận ngồi thừ ra vì tiếc 400 tờ vé số là “nồi cơm” của chị. Chị rưng rưng nước mắt, tựa vào xe lăn than: “Mình nghèo, tàn tật mà người ta nhẫn tâm quá”. Có người đứng cạnh hỏi han rồi trách chị: “Đã bị tật thì đừng đổi vé số làm gì để cho kẻ xấu lừa”. Chị Thuận òa khóc nức nở: “Tôi có khiếm khuyết là không có đôi tay sờ vé số để biết người ta có dán, có làm giả mà lừa mình không. Nhưng tôi ngồi một chỗ, không đổi thêm vé số trúng thưởng thì làm sao có thêm tiền hoa hồng để trang trải cuộc sống”.
Anh Phạm Văn Giỏi, một người bán vé số dạo hay phụ chị Thuận hằng ngày, vừa giúp chị xếp lại tiền trong chiếc túi đeo trước ngực vừa cằn nhằn: “Tui nói bây giờ tụi nó đi lừa, đi ăn cướp không chừa một ai. Phải ráng cảnh giác nghen bà”.
Chị Thuận kể sáng sớm 21-1, khi chị vừa nhờ người quen kê bàn, che dù xong thì một người đàn ông ngoài 40 tuổi đi xe tay ga, đeo kính trông rất lịch sự trờ tới hỏi: “Có đổi vé số không?”. Chị trả lời không có tiền nên chỉ đổi vé số thôi. Người đàn ông này mượn sổ dò số, ngồi trên xe đặt một xấp vé số xuống bàn rồi bảo ông ta trúng 40 tờ giải tám vé số tỉnh Tây Ninh (mỗi giải trị giá 100.000 đồng, tổng cộng 4 triệu đồng). Khi chị nhìn vé, nhìn số khớp nhau cũng là lúc người đàn ông hiện nguyên hình là kẻ cướp, gom hết 400 tờ vé số chị vừa bày ra trên bàn vọt xe đi mất.
Ngay lúc ấy, chị Thuận thấy nghi ngờ nhưng đôi tay khiếm khuyết khiến chị bất lực... Chị nhờ người khác xem giúp xấp vé số “trúng giải tám” ngày 17-1 của tỉnh Tây Ninh mà người đàn ông để lại thì tất cả 40 tờ đều được dán số 3 chồng lên số 6 (vé số nguyên bản có hai số cuối là 65 nhưng kẻ gian dán chồng số lên để thành 35 - số trúng giải tám).
Chị Thuận vừa khóc vừa kể đây là lần thứ ba chị bị kẻ xấu dùng chiêu giả vờ đổi vé số trúng thưởng để cướp vé số. Hai lần trước chị bị cướp mất số vé trị giá 3,5 triệu đồng.
Số 3 trong tờ vé số này được kẻ gian dán chồng lên số 6 để lừa chị Thuận - Ảnh: Hạnh Dung
Chị Thuận quê ở xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa). Bị khuyết tật từ lúc mới được sinh ra, mồ côi cha lúc mới 5 tuổi, nhà có bốn anh chị em nhưng ai cũng nghèo khổ nên cách đây hai năm chị theo bạn bè vào Đồng Nai bán vé số tự nuôi sống bản thân và dành dụm gửi về quê giúp mẹ già.
Anh Niển, người cùng quê và cũng là người chạy xe ôm chở chị Thuận đi về từ huyện Vĩnh Cửu, TP Biên Hòa (Đồng Nai), kể chị bán vé số ở Biên Hòa nhưng thuê nhà trọ ở huyện Vĩnh Cửu là do ở đây có nhiều người đồng hương vào làm ăn. “Chị Thuận không có đôi tay bình thường nên ai mua vé số cứ bỏ tiền vào cái túi chị đeo trên cổ. Nếu phải thối tiền thì khách cũng tự lấy tiền trong túi của chị ra... Vậy mà trên đời này vẫn có kẻ bất nhân với chị nhiều lần” - anh Niển bức xúc.
Do tay chân không bình thường nên chị Thuận phải thuê người tắm rửa giúp mỗi ngày hết 20.000 đồng. Mỗi tháng tiền xe ôm, tiền tắm rửa đã ngốn của chị tròm trèm hơn 2,5 triệu đồng. Vậy mà chị vẫn chắt chiu từng đồng tiền lời để gửi về quê phụng dưỡng mẹ già. Tháng này bị cướp mất 400 tờ vé số, chị cứ lo lắng không biết lấy tiền đâu bù vào...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét