Cùng trên mục thông tin văn hoá giải trí của một tờ báo mạng, có hai thông tin ở hai nước rất gần nhau: một là “Nghệ sĩ ăn mặc phản cảm sẽ bị cấm diễn”, và hai là “Những cô gái bị gạ tình của showbiz Hoa ngữ”. Tuy hai mà một.
Thú nhận của diễn viên Trương Ngọc: “Tất cả vai diễn của tôi đều là thành quả từ những lần giao dịch thể xác”
Nội dung thông tin một là dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá, du lịch... của bộ Văn hoá – thể thao và du lịch, trong đó có vài dòng về các nghệ sĩ ăn mặc kiểu “bán da thịt” (theo ngôn ngữ của trang web) sẽ bị phạt thẳng tay... Thông tin hai là chuyện các diễn viên ca sĩ trong làng giải trí Trung Quốc tố cáo các đạo diễn, ông bầu gạ tình họ để đổi lấy chỗ đứng danh vọng. Đỉnh điểm là lời thú nhận của diễn viên Trương Ngọc: “Tất cả vai diễn của tôi đều là thành quả từ những lần giao dịch thể xác” – một kết luận khá rõ cho một thế giới mà rất nhiều người muốn biết, để rồi sau khi đọc thêm thông tin từ những nhân vật ấy, họ buông lời “giải trí mà!”
Thế giới giải trí muôn hình vạn trạng rút cục cũng chỉ để phục vụ một nhu cầu chung của khán giả: giải trí. Và một trong những yếu tố để nhiều người mãn nhãn là vẻ đẹp của các nhan sắc.
Nhưng sau khi ngắm các mỹ nhân, người ta còn tò mò về đời tư, về những chuyện thầm kín hơn là về tài năng thật sự của các người đẹp. Chính từ sự tò mò này, đời tư các nhân vật của giới giải trí trở thành đề tài vô hạn của các phương tiện truyền thông. Từ đó, không chỉ có chiêu khoe thân xác trên các kênh thông tin, giới showbiz còn nói tất cả những điều mà người khác muốn nghe, như họ đã đánh đổi gì để nổi tiếng. Đâu chỉ diễn viên, ca sĩ Trung Quốc mà ở Việt Nam, đã có nhiều ca sĩ, diễn viên “tố” nhau và tố các ông bầu, đạo diễn đã gạ gẫm mình ra sao, có diễn viên viết hẳn một cuốn “tự truyện” kể về quá trình đi đến sự nổi tiếng của mình, trong đó có rất nhiều nhân vật đòi cô phải “đánh đổi” để mau chóng thành “ngôi sao”, thay vì đòi hỏi cô chứng tỏ tài năng bằng vốn tri thức và sự tìm tòi, sáng tạo. Đây cũng là một thứ “dấn thân”, nhưng thay vì khổ luyện, chỉ cần “hiến thân” là đủ.
Việc cấm ăn mặc phản cảm vẫn chỉ là một quy định chủ quan, cảm tính nhiều hơn là có tính thực tiễn, nhất là trong thời đại không chỉ Việt Nam mà ở hầu hết các nước có nền công nghiệp giải trí, vẻ đẹp thân xác là một phần trong nhu cầu thưởng thức của công chúng. Nhưng đã là nghệ thuật thì vẫn phải lấy tiêu chí tài năng làm đầu. Như đã thấy ở bảng vinh danh của giải Quả cầu vàng lần thứ 70: những cái tên như Adele, Anne Hathaway, Hugh Jackman, Russell Crowe… đã trở thành biểu tượng của những giá trị đích thực, bởi diễn xuất và tiếng hát chứ không phải chỉ bởi vẻ đẹp ngoại hình.
Điều này cũng rất khác với tiếng thở dài “giải trí mà!” của một phần đông các khán giả click chuột vào những câu chuyện giật gân và trò bán thân với mục tiêu cũng chỉ đơn giản là xả stress.
Nội dung thông tin một là dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá, du lịch... của bộ Văn hoá – thể thao và du lịch, trong đó có vài dòng về các nghệ sĩ ăn mặc kiểu “bán da thịt” (theo ngôn ngữ của trang web) sẽ bị phạt thẳng tay... Thông tin hai là chuyện các diễn viên ca sĩ trong làng giải trí Trung Quốc tố cáo các đạo diễn, ông bầu gạ tình họ để đổi lấy chỗ đứng danh vọng. Đỉnh điểm là lời thú nhận của diễn viên Trương Ngọc: “Tất cả vai diễn của tôi đều là thành quả từ những lần giao dịch thể xác” – một kết luận khá rõ cho một thế giới mà rất nhiều người muốn biết, để rồi sau khi đọc thêm thông tin từ những nhân vật ấy, họ buông lời “giải trí mà!”
Thế giới giải trí muôn hình vạn trạng rút cục cũng chỉ để phục vụ một nhu cầu chung của khán giả: giải trí. Và một trong những yếu tố để nhiều người mãn nhãn là vẻ đẹp của các nhan sắc.
Nhưng sau khi ngắm các mỹ nhân, người ta còn tò mò về đời tư, về những chuyện thầm kín hơn là về tài năng thật sự của các người đẹp. Chính từ sự tò mò này, đời tư các nhân vật của giới giải trí trở thành đề tài vô hạn của các phương tiện truyền thông. Từ đó, không chỉ có chiêu khoe thân xác trên các kênh thông tin, giới showbiz còn nói tất cả những điều mà người khác muốn nghe, như họ đã đánh đổi gì để nổi tiếng. Đâu chỉ diễn viên, ca sĩ Trung Quốc mà ở Việt Nam, đã có nhiều ca sĩ, diễn viên “tố” nhau và tố các ông bầu, đạo diễn đã gạ gẫm mình ra sao, có diễn viên viết hẳn một cuốn “tự truyện” kể về quá trình đi đến sự nổi tiếng của mình, trong đó có rất nhiều nhân vật đòi cô phải “đánh đổi” để mau chóng thành “ngôi sao”, thay vì đòi hỏi cô chứng tỏ tài năng bằng vốn tri thức và sự tìm tòi, sáng tạo. Đây cũng là một thứ “dấn thân”, nhưng thay vì khổ luyện, chỉ cần “hiến thân” là đủ.
Việc cấm ăn mặc phản cảm vẫn chỉ là một quy định chủ quan, cảm tính nhiều hơn là có tính thực tiễn, nhất là trong thời đại không chỉ Việt Nam mà ở hầu hết các nước có nền công nghiệp giải trí, vẻ đẹp thân xác là một phần trong nhu cầu thưởng thức của công chúng. Nhưng đã là nghệ thuật thì vẫn phải lấy tiêu chí tài năng làm đầu. Như đã thấy ở bảng vinh danh của giải Quả cầu vàng lần thứ 70: những cái tên như Adele, Anne Hathaway, Hugh Jackman, Russell Crowe… đã trở thành biểu tượng của những giá trị đích thực, bởi diễn xuất và tiếng hát chứ không phải chỉ bởi vẻ đẹp ngoại hình.
Điều này cũng rất khác với tiếng thở dài “giải trí mà!” của một phần đông các khán giả click chuột vào những câu chuyện giật gân và trò bán thân với mục tiêu cũng chỉ đơn giản là xả stress.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét