Khách hàng của các công ty đòi nợ thuê không chỉ là cá nhân, doanh nghiệp mà có cả ngân hàng, cho dù chi phí dịch vụ lên đến 50% khoản nợ.
Cảnh doanh nghiệp căng biểu ngữ đòi nợ thế này không còn hiếm trong năm 2012, khi kinh tế khó khăn, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Ảnh: Anh Quân
Cả tháng nay, cán bộ thu hồi nợ của một ngân hàng có trụ sở tại TP HCM mất ăn mất ngủ vì phải gánh trách nhiệm thu hồi khoản nợ trên chục tỷ đồng của doanh nghiệp sản xuất đệm. Trước đó doanh nghiệp này làm ăn rất khấm khá nên ngân hàng cho vay 10 tỷ đồng chủ yếu dựa vào uy tín. Cả năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, sản phẩm làm ra bán không được, chủ yếu chất vào kho nên doanh nghiệp không đủ tiền trả nợ ngân hàng khi đến hạn.
Nhà băng đã cơ cấu nợ nhiều lần và gia hạn lãi vay để ưu tiên thu nợ gốc trước nhằm hỗ trợ công ty trong giai đoạn khó khăn nhưng doanh nghiệp này vẫn không thể trả nợ như cam kết.
"Giám đốc công ty không chịu gặp để bàn cách giải quyết. Đường cùng, tôi phải về báo cáo với lãnh đạo và quyết định nhờ một công ty chuyên thu hồi nợ "cáng đáng" thay, ông nói.
Ông Thành, một 5 người góp vốn cho một công ty bất động sản có trụ sở tại quận 6 với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng, lãi suất 5% một tháng để đầu tư vào dự án nhà ở cao cấp. Năm qua thị trường đóng băng nên vị giám đốc công ty bất động sản trên không có khả năng trả lãi cũng như số vốn góp ban đầu cho những người góp vốn, mặc dù đã quá hạn hơn nửa năm.
Vì cho vay chủ yếu dựa vào chữ tín nên bằng chứng chỉ là tờ giấy viết tay. "Nếu kiện ra tòa sẽ rất khó, 5 người chúng tôi đã quyết định tìm đến một công ty thu hồi nợ để giải quyết giúp", ông Thành nói.
Chủ một công ty may tại TP HCM thì do cả nể bạn bè nên dính vào khoản nợ khó đòi. Ông có một người bạn cũng là giám đốc của một công ty may, mấy năm trước hoạt động khá tốt, lợi nhuận thu về cũng gia tăng liên tục qua từng năm. Do đó, giữa năm 2011 doanh nghiệp ông ấy quyết định mở thêm hai nhà xưởng để tăng công suất. Vay ngân hàng không được, công ty quyết định vay “nóng” bên ngoài số tiền 5 tỷ đồng với lãi suất 4% mỗi tháng để đầu tư.
Thế nhưng trong năm 2012, đơn hàng ngày càng ít, sản phẩm sản xuất ra tồn kho chất đống, lãi mẹ đẻ lãi con khiến bản thân ông bạn này phải cầm cố cả nhà cửa, ôtô để trả nợ dần nhưng vẫn không thấm vào đâu. Thấy bạn cầu cứu tha thiết, bị chủ nợ xiết nhà cửa, ông không cầm lòng nên cho mượn một số tiền để trang trải với hy vọng công ty bạn sẽ sớm vượt qua khó khăn và trả lại số tiền này.
Nhưng mấy tháng trôi qua, tình hình kinh doanh ngày càng tệ, công ty người bạn của ông giờ đứng trước bờ vực phá sản nên mất khả năng trả nợ. Trong khi đó, bản thân công ty ông giờ cũng đang rất cần vốn để duy trì hoạt động. "Nhiều lần đến gặp bạn để lấy lại số tiền ấy, nhưng chỉ có thể nặng nhẹ với nhau rồi đành ra về tay trắng. Đến giờ thì ông bạn tránh mặt luôn nên tôi đành nhờ đến dịch vụ "đòi nợ thuê", ông tâm sự.
Tình trạng chiếm dụng vốn của nhau, hay phá sản mất khả năng thanh toán, chây ỳ... như trên đang gia tăng đáng kể. Vì thế nghề đòi nợ càng có đất làm ăn, thậm chí đã xuất hiện khá nhiều công ty chuyên nghề đòi nợ thuê.
Biểu phí thu hồi nợ của một công ty chuyên đòi nợ thuê.
Lướt một vòng trên web, khách hàng dễ dàng tìm được thông tin khá chi tiết về một số công ty chuyên “đòi nợ thuê”. Theo đại diện Công ty đòi nợ Thiên Triệu và Cộng Sự, TP HCM, trung bình hàng tháng đơn vị này nhận được cả chục hợp đồng, có hợp đồng lớn tới trên chục tỷ đồng.
Cũng theo ông, lượng khách hàng tìm đến công ty nhờ đòi nợ giúp phần lớn là cá nhân và doanh nghiệp, thông qua các giao dịch kinh doanh, mua bán phát sinh nợ nần không thu hồi được nhưng không muốn khởi kiện ra tòa; số còn lại là ngân hàng có những khoản nợ xấu không có tài sản đảm bảo. Phí thực hiện dịch vụ thu hồi nợ khách hàng phải thanh toán cho công ty khoảng 10-50% số nợ phải đòi. Tỷ lệ này cao hay thấp tùy thuộc vào số nợ nhiều hay ít, số nợ càng cao thì tỷ lệ phần trăm phí sẽ càng thấp, thu đến đâu, lấy phí đến đó.
Theo đại diện Công ty đòi nợ Thiên Triệu và Cộng sự, trước khi ký hợp đồng, công ty ông sẽ yêu cầu được cung cấp giấy tờ liên quan đến khoản nợ; tiếp theo sẽ điều tra xác minh tính hợp pháp của hồ sơ vụ việc, các tài liệu liên quan đến công nợ; địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ thực tế; khả năng tài chính; hoạt động kinh doanh, các mối quan hệ của khách nợ.. rồi mới đi đến quyết định có nhận lời ký kết hợp đồng đòi nợ hay không. "Với những hợp đồng đã ký, có khoảng 70% công ty thực hiện thành công", ông này cho biết.
Trao đổi với VnExpress.net, giám đốc một công ty đòi nợ thuê khác tại TP HCM cho biết, tất cả nhân viên thu hồi nợ của công ty đều tốt nghiệp đại học luật, trong đó nhiều người đã là luật sư, luật gia, am hiểu về pháp luật dân sự, tố tụng dân sự.
Từ khi đi vào hoạt động năm 2011 đến nay, có gần 20.000 hồ sơ gửi đến công ty thì 15.000 hồ sơ đã được giải quyết với số tiền hàng chục tỷ đồng. "Trong quá trình đòi nợ, chúng tôi vận dụng những nghiệp vụ mà pháp luật cho phép, nếu không được thì bất đắc dĩ mới đưa ra tòa", ông nói.
Vị giám đốc này cho hay, có nhiều chủ nợ nhờ đòi được món tiền đã cho vay mà thoát khỏi nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, nghề đòi nợ thuê vẫn là một nghề rất nhạy cảm và chưa có hành lang pháp lý rõ ràng, ranh giới giữa chính và tà cũng rất mong manh.
Hoạt động lâu trong lĩnh vực đòi nợ thuê, ông thừa nhận hiện nay có một số công ty núp bóng hoạt động không có giấy phép. Những đơn vị này đến đòi nợ thường dùng những chiêu mang tính chất xã hội đen như "chửi bới, đe dọa, đánh đập... con nợ, gây ảnh hưởng xấu đến dịch vụ đòi nợ thuê và gây nhiều phản ứng trong dư luận.
Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có vốn pháp định ít nhất là 2 tỷ đồng. Quản lý, giám đốc và người lao động trong loại hình doanh nghiệp này phải là người không có tiền án, chỉ được thực hiện đối với những khoản nợ có đủ căn cứ là khoản nợ hợp pháp và quá hạn thanh toán. Các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật; các khoản nợ của chủ nợ hoặc khách nợ là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước… không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định.
Nghiêm cấm chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền cho doanh nghiệp đòi nợ thuê hoạt động vượt quá thẩm quyền được pháp luật công nhận đối với khách nợ hoặc chủ nợ; thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện những hành vi lừa gạt, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với người của doanh nghiệp đòi nợ thuê…
Cảnh doanh nghiệp căng biểu ngữ đòi nợ thế này không còn hiếm trong năm 2012, khi kinh tế khó khăn, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Ảnh: Anh Quân
Cả tháng nay, cán bộ thu hồi nợ của một ngân hàng có trụ sở tại TP HCM mất ăn mất ngủ vì phải gánh trách nhiệm thu hồi khoản nợ trên chục tỷ đồng của doanh nghiệp sản xuất đệm. Trước đó doanh nghiệp này làm ăn rất khấm khá nên ngân hàng cho vay 10 tỷ đồng chủ yếu dựa vào uy tín. Cả năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, sản phẩm làm ra bán không được, chủ yếu chất vào kho nên doanh nghiệp không đủ tiền trả nợ ngân hàng khi đến hạn.
Nhà băng đã cơ cấu nợ nhiều lần và gia hạn lãi vay để ưu tiên thu nợ gốc trước nhằm hỗ trợ công ty trong giai đoạn khó khăn nhưng doanh nghiệp này vẫn không thể trả nợ như cam kết.
"Giám đốc công ty không chịu gặp để bàn cách giải quyết. Đường cùng, tôi phải về báo cáo với lãnh đạo và quyết định nhờ một công ty chuyên thu hồi nợ "cáng đáng" thay, ông nói.
Ông Thành, một 5 người góp vốn cho một công ty bất động sản có trụ sở tại quận 6 với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng, lãi suất 5% một tháng để đầu tư vào dự án nhà ở cao cấp. Năm qua thị trường đóng băng nên vị giám đốc công ty bất động sản trên không có khả năng trả lãi cũng như số vốn góp ban đầu cho những người góp vốn, mặc dù đã quá hạn hơn nửa năm.
Vì cho vay chủ yếu dựa vào chữ tín nên bằng chứng chỉ là tờ giấy viết tay. "Nếu kiện ra tòa sẽ rất khó, 5 người chúng tôi đã quyết định tìm đến một công ty thu hồi nợ để giải quyết giúp", ông Thành nói.
Chủ một công ty may tại TP HCM thì do cả nể bạn bè nên dính vào khoản nợ khó đòi. Ông có một người bạn cũng là giám đốc của một công ty may, mấy năm trước hoạt động khá tốt, lợi nhuận thu về cũng gia tăng liên tục qua từng năm. Do đó, giữa năm 2011 doanh nghiệp ông ấy quyết định mở thêm hai nhà xưởng để tăng công suất. Vay ngân hàng không được, công ty quyết định vay “nóng” bên ngoài số tiền 5 tỷ đồng với lãi suất 4% mỗi tháng để đầu tư.
Thế nhưng trong năm 2012, đơn hàng ngày càng ít, sản phẩm sản xuất ra tồn kho chất đống, lãi mẹ đẻ lãi con khiến bản thân ông bạn này phải cầm cố cả nhà cửa, ôtô để trả nợ dần nhưng vẫn không thấm vào đâu. Thấy bạn cầu cứu tha thiết, bị chủ nợ xiết nhà cửa, ông không cầm lòng nên cho mượn một số tiền để trang trải với hy vọng công ty bạn sẽ sớm vượt qua khó khăn và trả lại số tiền này.
Nhưng mấy tháng trôi qua, tình hình kinh doanh ngày càng tệ, công ty người bạn của ông giờ đứng trước bờ vực phá sản nên mất khả năng trả nợ. Trong khi đó, bản thân công ty ông giờ cũng đang rất cần vốn để duy trì hoạt động. "Nhiều lần đến gặp bạn để lấy lại số tiền ấy, nhưng chỉ có thể nặng nhẹ với nhau rồi đành ra về tay trắng. Đến giờ thì ông bạn tránh mặt luôn nên tôi đành nhờ đến dịch vụ "đòi nợ thuê", ông tâm sự.
Tình trạng chiếm dụng vốn của nhau, hay phá sản mất khả năng thanh toán, chây ỳ... như trên đang gia tăng đáng kể. Vì thế nghề đòi nợ càng có đất làm ăn, thậm chí đã xuất hiện khá nhiều công ty chuyên nghề đòi nợ thuê.
Biểu phí thu hồi nợ của một công ty chuyên đòi nợ thuê.
Lướt một vòng trên web, khách hàng dễ dàng tìm được thông tin khá chi tiết về một số công ty chuyên “đòi nợ thuê”. Theo đại diện Công ty đòi nợ Thiên Triệu và Cộng Sự, TP HCM, trung bình hàng tháng đơn vị này nhận được cả chục hợp đồng, có hợp đồng lớn tới trên chục tỷ đồng.
Cũng theo ông, lượng khách hàng tìm đến công ty nhờ đòi nợ giúp phần lớn là cá nhân và doanh nghiệp, thông qua các giao dịch kinh doanh, mua bán phát sinh nợ nần không thu hồi được nhưng không muốn khởi kiện ra tòa; số còn lại là ngân hàng có những khoản nợ xấu không có tài sản đảm bảo. Phí thực hiện dịch vụ thu hồi nợ khách hàng phải thanh toán cho công ty khoảng 10-50% số nợ phải đòi. Tỷ lệ này cao hay thấp tùy thuộc vào số nợ nhiều hay ít, số nợ càng cao thì tỷ lệ phần trăm phí sẽ càng thấp, thu đến đâu, lấy phí đến đó.
Theo đại diện Công ty đòi nợ Thiên Triệu và Cộng sự, trước khi ký hợp đồng, công ty ông sẽ yêu cầu được cung cấp giấy tờ liên quan đến khoản nợ; tiếp theo sẽ điều tra xác minh tính hợp pháp của hồ sơ vụ việc, các tài liệu liên quan đến công nợ; địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ thực tế; khả năng tài chính; hoạt động kinh doanh, các mối quan hệ của khách nợ.. rồi mới đi đến quyết định có nhận lời ký kết hợp đồng đòi nợ hay không. "Với những hợp đồng đã ký, có khoảng 70% công ty thực hiện thành công", ông này cho biết.
Trao đổi với VnExpress.net, giám đốc một công ty đòi nợ thuê khác tại TP HCM cho biết, tất cả nhân viên thu hồi nợ của công ty đều tốt nghiệp đại học luật, trong đó nhiều người đã là luật sư, luật gia, am hiểu về pháp luật dân sự, tố tụng dân sự.
Từ khi đi vào hoạt động năm 2011 đến nay, có gần 20.000 hồ sơ gửi đến công ty thì 15.000 hồ sơ đã được giải quyết với số tiền hàng chục tỷ đồng. "Trong quá trình đòi nợ, chúng tôi vận dụng những nghiệp vụ mà pháp luật cho phép, nếu không được thì bất đắc dĩ mới đưa ra tòa", ông nói.
Vị giám đốc này cho hay, có nhiều chủ nợ nhờ đòi được món tiền đã cho vay mà thoát khỏi nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, nghề đòi nợ thuê vẫn là một nghề rất nhạy cảm và chưa có hành lang pháp lý rõ ràng, ranh giới giữa chính và tà cũng rất mong manh.
Hoạt động lâu trong lĩnh vực đòi nợ thuê, ông thừa nhận hiện nay có một số công ty núp bóng hoạt động không có giấy phép. Những đơn vị này đến đòi nợ thường dùng những chiêu mang tính chất xã hội đen như "chửi bới, đe dọa, đánh đập... con nợ, gây ảnh hưởng xấu đến dịch vụ đòi nợ thuê và gây nhiều phản ứng trong dư luận.
Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có vốn pháp định ít nhất là 2 tỷ đồng. Quản lý, giám đốc và người lao động trong loại hình doanh nghiệp này phải là người không có tiền án, chỉ được thực hiện đối với những khoản nợ có đủ căn cứ là khoản nợ hợp pháp và quá hạn thanh toán. Các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật; các khoản nợ của chủ nợ hoặc khách nợ là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước… không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định.
Nghiêm cấm chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền cho doanh nghiệp đòi nợ thuê hoạt động vượt quá thẩm quyền được pháp luật công nhận đối với khách nợ hoặc chủ nợ; thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện những hành vi lừa gạt, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với người của doanh nghiệp đòi nợ thuê…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét