Về xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, không cần nói tên, chỉ cần nói ông “nhất dương chỉ” thì ai cũng biết. Ông nổi tiếng bởi từ đời cha ông đến con trai ông, mỗi bàn chân, bàn tay họ chỉ có 1 ngón. Dù dị dạng nhưng họ vẫn làm được những việc tưởng chừng như không thể.
Bản lĩnh
Người đàn ông đó tên là Nguyễn Văn Cộng ở ấp Bưng Lớn B, xã Tam Ngãi, quê hương của chị Út Tịch anh hùng. Vượt hơn 20 cây số trên con đường gập gềnh ổ gà, ổ trâu, chúng tôi mới đến trung tâm xã. Dù lúc hỏi thăm, đã được chỉ dẫn tận tình nhưng cũng phải vòng vèo trên những con đường đất nhỏ lầy lội, mất khá nhiều thời gian chúng tôi mới tìm được đến nhà ông Cộng.
Nhưng, khi tìm được đến nhà ông Cộng thì chúng tôi sững sờ pha lẫn tiếc nuối khi bà Nguyễn Thị Anh, vợ ông cho biết ông đã qua đời hơn một năm nay. Nhưng rồi, câu chuyện về người đàn ông dị tật nhưng tài hoa vẫn được khắc họa lại qua người vợ, qua “bản sao”, người con trai duy nhất của ông Cộng là anh Nguyễn Văn Bình.
Cha con ông Cộng
Vợ chồng ông Cộng, bà Anh sinh được 5 người con, 3 cô con gái đều tay chân lành lặn, còn 2 người con trai có bàn tay, bàn chân “độc ngón” giống cha. “Năm 1976, tui sinh thằng Bình, mặc dù biết ổng dị tật thế nhưng lúc sinh tui vẫn hy vọng chân tay con không giống cha.
Đến khi nhìn thấy bàn chân, bàn tay trơ trụi một ngón của con, tui vẫn bị sốc. May mắn là ổng đã giúp tui giải tỏa căng thẳng, buồn phiền khi thấy con mình thua thiệt ngay cả những người bình thường khác.
Tui nhớ, lúc nhìn thấy thằng con trai đầu, ổng cười bảo: “Bà khéo sinh quá, thằng con trai giống tui như khuôn đúc vậy. Sau đó tui sinh thêm 3 đứa con gái nữa, thấy chân tay tụi nó lành lặn, cũng mừng.
Đến năm 1988, sinh thằng con trai út nữa thì lại thấy bản sao của cha nó. Nhưng, thằng út không ở với chúng tui lâu, nó mất vì bệnh rồi. Giờ chỉ còn mỗi thằng Bình là trai. Nó lấy vợ năm 2001, mới có một cháu gái”, bà Anh nói.
Nói về ngày xưa, ngày ông Cộng đến tìm hiểu, tán tỉnh mình, bà Anh cười kể lại: "Hồi trẻ ổng cũng đẹp trai lắm đó chớ. Vì ở cùng xã nên tui rất rành, dù bàn tay, bàn chân chẳng giống ai, nhưng ổng mần ruộng rất giỏi, có chí. Lúc nào ổng cũng lạc quan, không bao giờ ca thán số phận kém may mắn với đôi bàn tay, bàn chân thiếu ngón.
Dù chỉ có độc nhất 1 ngón nhưng ông Cộng có thể viết chữ rất đẹp
Ai trong xóm cần giúp gì là ổng là hết mình. Nên khi cha ổng đến xin cưới tui đồng ý liền. Ai đời, dẫn người yêu đi chơi mà chẳng nắm tay bao giờ, toàn đưa tay cho bạn gái nắm không hà”.
Bà Anh cho biết, ông nội của Bình la ông Nguyễn Văn Bốn là con một, cũng “độc ngón”. Do chân tay chỉ cón 4 ngón nên ông mới có tên là Bốn. Đến đời ông Cộng cũng là con một và 4 ngón, nhưng ông Bốn ước mong những cháu trai của mình sẽ nhiều ngón hơn nên mới đặt tên là con trai là Cộng, tức cộng thêm ngón. Tiếc là mong ước của ông nội thằng Bình vẫn chưa đến”.
"Lạ là từ đời ông cố nội tui đến gờ ai cũng chỉ sinh được duy nhất một con trai và đều “độc ngón”. Nhưng chỉ di truyền cho đàn ông. Còn mấy chị và em gái tôi lập gia đình, sinh con trai hay con gái tay chân cũng đều đủ ngón, không dị dạng. Tôi mới có một cô con gái, tay chân cháu bình thường. Chưa có con trai nên không biết có di truyền “độc ngón” đến đời thứ 4 hay không”, anh Bình băn khoăn.
Ông Lê Văn Bảy, láng giềng của gia đình ông Cộng, cho biết: “Dù cơ thể không giống ai, nhưng ông Cộng là một tấm gương sáng của bà con ở đây. Ổng hiền, chịu thương chịu khó mà làm gì cũng giỏi, chỉ bằng hoặc hơn người ta thôi chứ không thua”.
Ông “nhất dương chỉ” còn có thể đàn cải lương mùi mẫn Và chẳng kém ai
“Thời trẻ, ông Cộng xin đi bộ đội, nhưng nhìn tay chân ông, chẳng ai nhận. Cán bộ địa phương nói chiến trường rất ác liệt, tay ông cầm súng không được, chân thế làm sao chạy nhanh mà đánh địch?
Lúc đó ông biết phải làm gì, im lặng mượn một khẩu AK47 lên làm thuần thục từ lắp đạn vào băng, ngắm bắn đến tháo ráp cả khẩu súng… khiến mọi người ngỡ ngàng hỏi sao ông biết?
Lúc đó ổng mới nói: “Tui biết đến đây kiểu gì các anh cũng chế nên đã tự học từ trước”. Thế là ngay sau đó, ổng được vào bộ đội”, ông Nguyễn Văn Năm, một đồng đội cũ, cũng là hàng xóm của ông Cộng kể lại.
Sau giải phóng, anh thương binh Nguyễn Văn Cộng về địa phương và được xã giao việc huấn luyện quân sự cho thanh niên địa phương như một chuyên gia quân sự thực thụ. Do ông viết rất đẹp nên kiêm cả chức thư ký xã. Nói chung việc gì, từ bàn giấy cho tới lao động nặng, nhẹ, ông đều làm được như người bình thường.
Anh Bình cũng viết chữ đẹp không thua cha mình Nghỉ hưu, ông lại về với ruộng rẫy, chèo thuyền, lội ruộng, gieo mạ, cấy lúa, gặt, đập… chăn nuôi lợn, gà vịt, tất thảy mọi việc “ông nhất dương chỉ” đều không thua kém ai. Đặc biệt, đôi tay chỉ có một ngón, nhưng ông chơi đàn rất hay. “Hồi đó, tui mê ổng một phần cũng vì ngón đàn điêu luyện của ổng đó. Ổng chơi ca cổ nghe mùi lắm”, bà Anh nói.
Dù khiếm khuyết tay chân nhưng anh Bình đã biết đi xe đạp từ khi học lớp 6, mới đây xe máy đã không phải là vấn đề quá khó đối với anh.
Anh cho biết: "Hồi học lớp 6, do đi bộ từ nhà tới trường quá xa nên cha bắt tập đi xe đạp cho đỡ vất vả. Tui phải tập tới 2 tháng, ngã lên ngã xuống không biết bao nhiêu lần mới đi được. Giờ xe máy tui cũng đi được, có điều không thi lấy bằng lái được thôi”.
Ngừng một lát, anh nói tiếp: “Nghe cha kể lại là ông nội tui đã là một người rất có chí khí, không lùi bước trước khó khăn vì dị tật. Cho nên, từ ông nội đến cha tui dù không học cao nhưng đều viết chữ rất đẹp, làm gì cũng giỏi. Cha tui đã “truyền lửa” cho tui nên hồi đó đi học vất vả thế nhưng tui vẫn quyết tâm học. Hết lớp 7 thì phải nghỉ ở nhà phụ cha mẹ. Nhưng tui viết chữ không thua cha tui đâu”.
Giống như cha, anh Bình luôn ý thức được phần khiếm khuyết của bản thân nên anh rất chăm chỉ làm việc. Ai mướn việc gì cũng làm, mặc dù nhận tiền công ít hơn người bình thường. Công việc anh thường làm nhất là phụ hồ. Anh bảo: "Thời buổi khó khăn, có người mướn làm là tốt rồi". Tôi im lặng chia sẻ với anh bằng cách nắm lấy bàn tay một ngón của anh. Ngón tay thô ráp, cứng và chai sần.
Có lẽ, cha con ông Cộng chỉ thua người thường ở hình hài không được đẹp bình thường, cả đời cứ phải đi chân không, chân đất vì không thể mang giày dép. Còn tay không thể cầm các vật nhỏ như kim chỉ, hạt gạo. Còn lại tất cả các sinh hoạt trong gia đình như nấu cơm, nấu nước, cầm chén ăn cơm, cầm đũa muỗng thì cha con tôi thuần thục lắm, chẳng thua kém người thường”.
Bản lĩnh
Người đàn ông đó tên là Nguyễn Văn Cộng ở ấp Bưng Lớn B, xã Tam Ngãi, quê hương của chị Út Tịch anh hùng. Vượt hơn 20 cây số trên con đường gập gềnh ổ gà, ổ trâu, chúng tôi mới đến trung tâm xã. Dù lúc hỏi thăm, đã được chỉ dẫn tận tình nhưng cũng phải vòng vèo trên những con đường đất nhỏ lầy lội, mất khá nhiều thời gian chúng tôi mới tìm được đến nhà ông Cộng.
Nhưng, khi tìm được đến nhà ông Cộng thì chúng tôi sững sờ pha lẫn tiếc nuối khi bà Nguyễn Thị Anh, vợ ông cho biết ông đã qua đời hơn một năm nay. Nhưng rồi, câu chuyện về người đàn ông dị tật nhưng tài hoa vẫn được khắc họa lại qua người vợ, qua “bản sao”, người con trai duy nhất của ông Cộng là anh Nguyễn Văn Bình.
Cha con ông Cộng
Vợ chồng ông Cộng, bà Anh sinh được 5 người con, 3 cô con gái đều tay chân lành lặn, còn 2 người con trai có bàn tay, bàn chân “độc ngón” giống cha. “Năm 1976, tui sinh thằng Bình, mặc dù biết ổng dị tật thế nhưng lúc sinh tui vẫn hy vọng chân tay con không giống cha.
Đến khi nhìn thấy bàn chân, bàn tay trơ trụi một ngón của con, tui vẫn bị sốc. May mắn là ổng đã giúp tui giải tỏa căng thẳng, buồn phiền khi thấy con mình thua thiệt ngay cả những người bình thường khác.
Tui nhớ, lúc nhìn thấy thằng con trai đầu, ổng cười bảo: “Bà khéo sinh quá, thằng con trai giống tui như khuôn đúc vậy. Sau đó tui sinh thêm 3 đứa con gái nữa, thấy chân tay tụi nó lành lặn, cũng mừng.
Đến năm 1988, sinh thằng con trai út nữa thì lại thấy bản sao của cha nó. Nhưng, thằng út không ở với chúng tui lâu, nó mất vì bệnh rồi. Giờ chỉ còn mỗi thằng Bình là trai. Nó lấy vợ năm 2001, mới có một cháu gái”, bà Anh nói.
Nói về ngày xưa, ngày ông Cộng đến tìm hiểu, tán tỉnh mình, bà Anh cười kể lại: "Hồi trẻ ổng cũng đẹp trai lắm đó chớ. Vì ở cùng xã nên tui rất rành, dù bàn tay, bàn chân chẳng giống ai, nhưng ổng mần ruộng rất giỏi, có chí. Lúc nào ổng cũng lạc quan, không bao giờ ca thán số phận kém may mắn với đôi bàn tay, bàn chân thiếu ngón.
Dù chỉ có độc nhất 1 ngón nhưng ông Cộng có thể viết chữ rất đẹp
Ai trong xóm cần giúp gì là ổng là hết mình. Nên khi cha ổng đến xin cưới tui đồng ý liền. Ai đời, dẫn người yêu đi chơi mà chẳng nắm tay bao giờ, toàn đưa tay cho bạn gái nắm không hà”.
Bà Anh cho biết, ông nội của Bình la ông Nguyễn Văn Bốn là con một, cũng “độc ngón”. Do chân tay chỉ cón 4 ngón nên ông mới có tên là Bốn. Đến đời ông Cộng cũng là con một và 4 ngón, nhưng ông Bốn ước mong những cháu trai của mình sẽ nhiều ngón hơn nên mới đặt tên là con trai là Cộng, tức cộng thêm ngón. Tiếc là mong ước của ông nội thằng Bình vẫn chưa đến”.
"Lạ là từ đời ông cố nội tui đến gờ ai cũng chỉ sinh được duy nhất một con trai và đều “độc ngón”. Nhưng chỉ di truyền cho đàn ông. Còn mấy chị và em gái tôi lập gia đình, sinh con trai hay con gái tay chân cũng đều đủ ngón, không dị dạng. Tôi mới có một cô con gái, tay chân cháu bình thường. Chưa có con trai nên không biết có di truyền “độc ngón” đến đời thứ 4 hay không”, anh Bình băn khoăn.
Ông Lê Văn Bảy, láng giềng của gia đình ông Cộng, cho biết: “Dù cơ thể không giống ai, nhưng ông Cộng là một tấm gương sáng của bà con ở đây. Ổng hiền, chịu thương chịu khó mà làm gì cũng giỏi, chỉ bằng hoặc hơn người ta thôi chứ không thua”.
Ông “nhất dương chỉ” còn có thể đàn cải lương mùi mẫn Và chẳng kém ai
“Thời trẻ, ông Cộng xin đi bộ đội, nhưng nhìn tay chân ông, chẳng ai nhận. Cán bộ địa phương nói chiến trường rất ác liệt, tay ông cầm súng không được, chân thế làm sao chạy nhanh mà đánh địch?
Lúc đó ông biết phải làm gì, im lặng mượn một khẩu AK47 lên làm thuần thục từ lắp đạn vào băng, ngắm bắn đến tháo ráp cả khẩu súng… khiến mọi người ngỡ ngàng hỏi sao ông biết?
Lúc đó ổng mới nói: “Tui biết đến đây kiểu gì các anh cũng chế nên đã tự học từ trước”. Thế là ngay sau đó, ổng được vào bộ đội”, ông Nguyễn Văn Năm, một đồng đội cũ, cũng là hàng xóm của ông Cộng kể lại.
Sau giải phóng, anh thương binh Nguyễn Văn Cộng về địa phương và được xã giao việc huấn luyện quân sự cho thanh niên địa phương như một chuyên gia quân sự thực thụ. Do ông viết rất đẹp nên kiêm cả chức thư ký xã. Nói chung việc gì, từ bàn giấy cho tới lao động nặng, nhẹ, ông đều làm được như người bình thường.
Anh Bình cũng viết chữ đẹp không thua cha mình Nghỉ hưu, ông lại về với ruộng rẫy, chèo thuyền, lội ruộng, gieo mạ, cấy lúa, gặt, đập… chăn nuôi lợn, gà vịt, tất thảy mọi việc “ông nhất dương chỉ” đều không thua kém ai. Đặc biệt, đôi tay chỉ có một ngón, nhưng ông chơi đàn rất hay. “Hồi đó, tui mê ổng một phần cũng vì ngón đàn điêu luyện của ổng đó. Ổng chơi ca cổ nghe mùi lắm”, bà Anh nói.
Dù khiếm khuyết tay chân nhưng anh Bình đã biết đi xe đạp từ khi học lớp 6, mới đây xe máy đã không phải là vấn đề quá khó đối với anh.
Anh cho biết: "Hồi học lớp 6, do đi bộ từ nhà tới trường quá xa nên cha bắt tập đi xe đạp cho đỡ vất vả. Tui phải tập tới 2 tháng, ngã lên ngã xuống không biết bao nhiêu lần mới đi được. Giờ xe máy tui cũng đi được, có điều không thi lấy bằng lái được thôi”.
Ngừng một lát, anh nói tiếp: “Nghe cha kể lại là ông nội tui đã là một người rất có chí khí, không lùi bước trước khó khăn vì dị tật. Cho nên, từ ông nội đến cha tui dù không học cao nhưng đều viết chữ rất đẹp, làm gì cũng giỏi. Cha tui đã “truyền lửa” cho tui nên hồi đó đi học vất vả thế nhưng tui vẫn quyết tâm học. Hết lớp 7 thì phải nghỉ ở nhà phụ cha mẹ. Nhưng tui viết chữ không thua cha tui đâu”.
Giống như cha, anh Bình luôn ý thức được phần khiếm khuyết của bản thân nên anh rất chăm chỉ làm việc. Ai mướn việc gì cũng làm, mặc dù nhận tiền công ít hơn người bình thường. Công việc anh thường làm nhất là phụ hồ. Anh bảo: "Thời buổi khó khăn, có người mướn làm là tốt rồi". Tôi im lặng chia sẻ với anh bằng cách nắm lấy bàn tay một ngón của anh. Ngón tay thô ráp, cứng và chai sần.
Có lẽ, cha con ông Cộng chỉ thua người thường ở hình hài không được đẹp bình thường, cả đời cứ phải đi chân không, chân đất vì không thể mang giày dép. Còn tay không thể cầm các vật nhỏ như kim chỉ, hạt gạo. Còn lại tất cả các sinh hoạt trong gia đình như nấu cơm, nấu nước, cầm chén ăn cơm, cầm đũa muỗng thì cha con tôi thuần thục lắm, chẳng thua kém người thường”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét