Vừa qua, trên địa bàn huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đã xảy ra dịch lở mồm long móng trên một số đàn lợn. Trong khi đó, lãnh đạo Trạm Thú y nói những vết thương đó là do lợn cắn nhau.
Tình trạng dịch lở mồm long móng xuất hiện trên địa bàn huyện Triệu Sơn rải rác từ đầu tháng 12/2012 cho đến nay tại các xã như: Hợp Lý, Minh Dân, Khuyến Nông; riêng Vân Sơn và Xuân Thọ là 2 xã bị nghi ngờ có dịch.
Xác lợn trôi trên kênh nước thuộc địa phận xã Hợp Thành
Vào ngày mùng 2/12/2012, dịch xuất hiện ở xã Khuyến Nông, tại gia đình ông Nguyễn Văn Ất, ở thôn 7, hộ này có 5 con bị mắc bệnh. Từ ngày 27 - 31/12, dịch lở mồm long móng tiếp tục xuất hiện ở 2 xã Hợp Lý và Minh Dân.
Hộ dân ở xã Hợp Lý có lợn bị nhiễm bệnh là gia đình ông Nguyễn Văn Hà với gia trại tổng đàn lợn 55 con, trong đó có 9 con mắc bệnh; còn tại xã Minh Dân là gia đình ông nguyễn Văn Tá có 39 con trong đó có 5 con mắc bệnh; gia đình ông Trần Thọ Mùi có 3 con thì cả 3 đều mắc bệnh.
Sau khi được cơ quan chức năng xác định số lợn trên mắc bệnh lở mồm long móng đã được tiêu hủy đồng thời tiêm vắc xin cho tổng thể đàn gia súc của xã, song song đó là làm công tác phòng chống dịch lây lan của nhân dân trên địa bàn xã có dịch.
Gần đây nhất là vào ngày 12/1, tại xã Vân Sơn, hộ gia đình ông Nguyễn Bá Quân (thôn 7) có nuôi 28 con trong đó phát hiện có 8 con có những biểu hiện bất thường như kém ăn, xung quanh miệng có những vết lở, xước. Trước những biểu hiện trên thì gia đình đã báo cáo lên xã và được xã báo cáo lên huyện. Cơ quan chức năng đã cho tách 8 con lợn này ra khỏi đàn và tiêm phòng.
Ông Lê Quang Hải, Chủ tịch xã Vân Sơn cho biết: "Sau khi nhận được thông tin từ gia đình ông Quân, chúng tôi đã cho họp khẩn cấp, báo cáo huyện. Trạm Thú y của huyện về kiểm tra nghi ngờ bị dịch lở mồm long móng nên đã tiến hành cho tiêm vắc xin số lợn bị bệnh và tiêm phòng tổng thể số đàn gia súc trong xã. Đồng thời thông báo bằng văn bản tới các hộ gia đình bán thịt dừng lại. Lực lượng công an xã cũng được triển khai làm công tác đảm bảo trên địa bàn không giết mổ trong thời gian này".
Tuy nhiên, trao đổi với ông Lê Văn Thu, Trạm trưởng Trạm thú y huyện Triệu Sơn thì ông Thu lạ khẳng định: "Hiện tượng xảy ra trên 8 con lợn nhà ông Quân ở xã Vân Sơn là do gia đình này nhốt chung nên chúng cắn nhau chứ không phải do bị dịch lở mồm long móng".
"Tuy nhiên, để đề phòng dịch xuất hiện, chúng tôi cũng đã cho tiêm vắc xin ở toàn thể đàn gia súc của xã. Cho đến cuối ngày hôm nay (17/1) thì công tác tiêm vắc xin tại xã Vân Sơn đã hoàn thành".
Cũng theo ông Thu thì trước đó, vào ngày mùng 2/12, ở xã Xuân Thọ cũng xảy ra tình trạng lợn cắn nhau và người dân và chính quyền địa phương ở đây cũng báo cáo lên huyện nghi ngờ dịch lở mồm long móng. Nhưng thực tế không phải, song ngành chức năng vẫn cho tiêm vắc xin và đề nghị làm công tác tiêu độc khử trùng tránh dịch bệnh xảy ra.
Cũng ngay sau khi diễn ra dịch bệnh tại một số địa phương, Chủ tịch huyện Triệu Sơn đã có công văn yêu cầu kiện toàn củng cố ban chỉ đạo dịch bệnh gia súc, gia cầm đến từng thôn xóm. Thực hiện việc bao vây, dập dịch, xử lý triệt để dịch tránh lây lan.
Thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất tại các cơ sở chăn nuôi, nơi buôn bán giết mổ. Tổ chức lực lượng thú y, công an kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ gia súc, đặc biệt gia súc mắc bệnh trên địa bàn.
Ông Lê Văn Thu, Trạm trưởng Trạm thú y huyện Triệu Sơn
Hiện nay, trên địa bàn huyện Triệu Sơn có khoảng 35.000 hộ chăn nuôi gia súc, trong đó số đàn lợn trên 37.000 con, đàn trâu bò là 12.000 con. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã tiêm 32.500 liều vắc xin cho đàn gia súc trên toàn huyện.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Xuân Trường, Phó Phòng Nông nghiệp huyện Triệu Sơn cho biết: "Hiện tại các địa phương có dịch đã được khống chế, đến thời điểm này, trên địa bàn huyện không phát hiện ổ dịch mới tuy nhiên để dịch bệnh không bùng phát do thời tiết xấu, huyện đã chỉ đạo các xã trên địa bàn đẩy mạnh công tác phòng chống dịch như tiêu độc khử trùng, làm sạch vệ sinh môi trường ở những nơi đang có dịch. Cấm không được vận chuyển lợn ra khỏi địa bàn, cử cán bộ thú y xuống địa bàn để nắm bắt tình hình và có những báo cáo kịp thời nhất về Phòng cũng như về Trạm thú y".
Tình trạng dịch lở mồm long móng xuất hiện trên địa bàn huyện Triệu Sơn rải rác từ đầu tháng 12/2012 cho đến nay tại các xã như: Hợp Lý, Minh Dân, Khuyến Nông; riêng Vân Sơn và Xuân Thọ là 2 xã bị nghi ngờ có dịch.
Xác lợn trôi trên kênh nước thuộc địa phận xã Hợp Thành
Vào ngày mùng 2/12/2012, dịch xuất hiện ở xã Khuyến Nông, tại gia đình ông Nguyễn Văn Ất, ở thôn 7, hộ này có 5 con bị mắc bệnh. Từ ngày 27 - 31/12, dịch lở mồm long móng tiếp tục xuất hiện ở 2 xã Hợp Lý và Minh Dân.
Hộ dân ở xã Hợp Lý có lợn bị nhiễm bệnh là gia đình ông Nguyễn Văn Hà với gia trại tổng đàn lợn 55 con, trong đó có 9 con mắc bệnh; còn tại xã Minh Dân là gia đình ông nguyễn Văn Tá có 39 con trong đó có 5 con mắc bệnh; gia đình ông Trần Thọ Mùi có 3 con thì cả 3 đều mắc bệnh.
Sau khi được cơ quan chức năng xác định số lợn trên mắc bệnh lở mồm long móng đã được tiêu hủy đồng thời tiêm vắc xin cho tổng thể đàn gia súc của xã, song song đó là làm công tác phòng chống dịch lây lan của nhân dân trên địa bàn xã có dịch.
Gần đây nhất là vào ngày 12/1, tại xã Vân Sơn, hộ gia đình ông Nguyễn Bá Quân (thôn 7) có nuôi 28 con trong đó phát hiện có 8 con có những biểu hiện bất thường như kém ăn, xung quanh miệng có những vết lở, xước. Trước những biểu hiện trên thì gia đình đã báo cáo lên xã và được xã báo cáo lên huyện. Cơ quan chức năng đã cho tách 8 con lợn này ra khỏi đàn và tiêm phòng.
Ông Lê Quang Hải, Chủ tịch xã Vân Sơn cho biết: "Sau khi nhận được thông tin từ gia đình ông Quân, chúng tôi đã cho họp khẩn cấp, báo cáo huyện. Trạm Thú y của huyện về kiểm tra nghi ngờ bị dịch lở mồm long móng nên đã tiến hành cho tiêm vắc xin số lợn bị bệnh và tiêm phòng tổng thể số đàn gia súc trong xã. Đồng thời thông báo bằng văn bản tới các hộ gia đình bán thịt dừng lại. Lực lượng công an xã cũng được triển khai làm công tác đảm bảo trên địa bàn không giết mổ trong thời gian này".
Tuy nhiên, trao đổi với ông Lê Văn Thu, Trạm trưởng Trạm thú y huyện Triệu Sơn thì ông Thu lạ khẳng định: "Hiện tượng xảy ra trên 8 con lợn nhà ông Quân ở xã Vân Sơn là do gia đình này nhốt chung nên chúng cắn nhau chứ không phải do bị dịch lở mồm long móng".
"Tuy nhiên, để đề phòng dịch xuất hiện, chúng tôi cũng đã cho tiêm vắc xin ở toàn thể đàn gia súc của xã. Cho đến cuối ngày hôm nay (17/1) thì công tác tiêm vắc xin tại xã Vân Sơn đã hoàn thành".
Cũng theo ông Thu thì trước đó, vào ngày mùng 2/12, ở xã Xuân Thọ cũng xảy ra tình trạng lợn cắn nhau và người dân và chính quyền địa phương ở đây cũng báo cáo lên huyện nghi ngờ dịch lở mồm long móng. Nhưng thực tế không phải, song ngành chức năng vẫn cho tiêm vắc xin và đề nghị làm công tác tiêu độc khử trùng tránh dịch bệnh xảy ra.
Cũng ngay sau khi diễn ra dịch bệnh tại một số địa phương, Chủ tịch huyện Triệu Sơn đã có công văn yêu cầu kiện toàn củng cố ban chỉ đạo dịch bệnh gia súc, gia cầm đến từng thôn xóm. Thực hiện việc bao vây, dập dịch, xử lý triệt để dịch tránh lây lan.
Thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất tại các cơ sở chăn nuôi, nơi buôn bán giết mổ. Tổ chức lực lượng thú y, công an kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ gia súc, đặc biệt gia súc mắc bệnh trên địa bàn.
Ông Lê Văn Thu, Trạm trưởng Trạm thú y huyện Triệu Sơn
Hiện nay, trên địa bàn huyện Triệu Sơn có khoảng 35.000 hộ chăn nuôi gia súc, trong đó số đàn lợn trên 37.000 con, đàn trâu bò là 12.000 con. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã tiêm 32.500 liều vắc xin cho đàn gia súc trên toàn huyện.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Xuân Trường, Phó Phòng Nông nghiệp huyện Triệu Sơn cho biết: "Hiện tại các địa phương có dịch đã được khống chế, đến thời điểm này, trên địa bàn huyện không phát hiện ổ dịch mới tuy nhiên để dịch bệnh không bùng phát do thời tiết xấu, huyện đã chỉ đạo các xã trên địa bàn đẩy mạnh công tác phòng chống dịch như tiêu độc khử trùng, làm sạch vệ sinh môi trường ở những nơi đang có dịch. Cấm không được vận chuyển lợn ra khỏi địa bàn, cử cán bộ thú y xuống địa bàn để nắm bắt tình hình và có những báo cáo kịp thời nhất về Phòng cũng như về Trạm thú y".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét