Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Những bí ẩn kinh hoàng trong Tử Cấm Thành

Đối với người dân Trung Quốc, Tử Cấm Thành luôn được xem là một địa điểm có ... ma ám

Tọa lạc ngay tại trung tâm của Bắc Kinh và là nơi xây nên khu Bảo Tàng Cung Điện, trong suốt 600 năm qua, Tử Cấm Thành luôn được xem là hoàng cung của Trung Quốc từ triều Minh cho tới cuối nhà Thanh. Không chỉ có giới hoàng tộc, đây cũng là nơi sinh hoạt của rất nhiều phi tần và người hầu sẵn sàng phản bội và hãm hại nhau để tranh giành ảnh hưởng. Các số liệu cho thấy đã từng có tới hàng ngàn tính mạng đã bị giết hại trong lịch sử đẫm máu của Tử Cấm Thành. Như một hệ quả tất yếu, rất nhiều du khách và người làm công ở đây khẳng định rằng mình đã từng thấy ma, điển hình như một nhóm người hầu đang đứng đợi hoặc các hoạn quan đi ngang qua.

Những sự việc ma quái
Fat Fu, một quân nhân từng phục vụ tại Tử Cấm Thành vào năm 1995, có lẽ chính là người đầu tiên cho rằng mình đã nhìn thấy ma trong lúc nào việc. Câu chuyện diễn ra vào một buổi chiều tháng Mười khi mà hai đồng sự của anh ta đã đụng độ với một hồn ma. Họ chạy vào phòng trực lúc 9 giờ tối với sự bối rối và sợ hãi tột độ.


Một người kể lại rằng nhóm đã gặp một người phụ nữ với tóc dài và áo choàng đen trong khu vực tuần tra. Họ hét lên gọi người phụ nữ này tuy nhiên cô ta lại chạy đi. Nhóm nhận ra đây không phải là người làm việc tại Tử Cấm Thành và có thể là một tên trộm. Cả hai bắt đầu đuổi theo và cô gái luôn giữ khoảng cách tầm 30 mét so với họ. 


Cô gái này hoàn toàn không có mặt

Cuộc rượt đuổi kết thúc khi hai người lính gác dồn được cô gái vào trong góc của một căn phòng bị khóa, họ yêu cầu cô gái quay mặt ra. Đây cũng là lúc, họ bị sốc và ngay lập tức làm rơi đèn pin của mình vì người đứng trước mặt không hề có mặt, chỉ có tóc mà thôi.

Các sự việc về hồn ma vẫn cứ thế tiếp tục diễn ra tại Tử Cấm Thành từ thời đó cho tới nay và phần lớn xảy ra với những người canh cổng. Sự việc thường thấy ở ban đêm đó là họ có thể nghe thấy tiếng nhạc từ đâu đó xung quanh cung điện và luôn nhìn thấy một số nhóm hầu gái cũng như thái giám đi qua. 


Các nhóm thái giám hay hầu gái thường xuyên đi qua

Mọi người còn đưa ra giải thích rằng, tiếp xúc với năng lượng âm quá nhiều đã khiến cho những người gác cổng bị suy nhược về sức khỏe, nó còn thậm chí gây hại cho cả thế hệ về sau của họ.

Suy nghĩ của người dân Bắc Kinh

Các câu chuyện cũng như giai thoại liên quan đã và đang ngày càng phổ biến. Nó lan tôa thông qua các câu chuyện hàng ngày của người dân. Rất nhiều người, đặc biệt là bộ phận người cao tuổi tin vào sự thật rằng các hồn ma thực sự tồn tại. 


Còn có người khẳng định rằng mình từng trải nghiệm cảm giác gặp các hồn ma khi liên tục nghe thấy các tiếng gọi “Nó là của tôi! Nó là của tôi!” xung quanh mình trong đêm sau khi ông ta trở về từ triển lãm đồ trang sức từng đươc sử dụng tại Tử Cấm Thành. Đây thực sự là một câu chuyện đầy bí ẩn và đáng sợ.

Lí giải của các nhà khoa học

Cho tới nay, vẫn chưa có bất kì một cuộc điều tra khoa học nào được diễn ra trong Tử Cấm Thành để nghiên cứu về các hồn ma. Một phần vì người dân đã có niềm tin quá lớn vào sự tồn tại của những hiện tượng siêu nhiên. Và phần khác đến từ chính sách bảo vệ của chính phủ Trung Quốc. Vì thế mà, tấm màn bí ẩn về những điều kì quái diễn ra mỗi phi màn đêm bao phủ quanh Tử Cấm Thành vẫn còn đó và tiếp tục phát triển.
Tìm hiểu sơ qua chút về Tử Cấm Thành:

Tử Cấm Thành - thành trong thành - là trung tâm Bắc Kinh với mái nhà ngói lưu ly màu vàng, sông hộ thành và tường vây ngăn màu đỏ ngăn cách thế giới bên ngoài, khiến dân chúng không thể đến gần. Tử Cấm Thành là quần thể kiến trúc bằng gỗ cổ đại quy mô lớn nhất, hoàn chỉnh nhất hiện còn trên thế giới.

Là trung tâm của Trung Hoa, nhưng trong mắt của người Trung Quốc, Tử Cấm Thành lại là trung tâm thế giới. Hoàng đế hai triều Minh, Thanh đã sống và những ngày cuối cùng tại đây, cho tới năm 1911, khi đế chế diệt vong.

Tử Cấm Thành.

Tử Cấm Thành xây dựng năm 1406 (năm Vĩnh Lạc thứ 4 đời Minh) trải qua 14 năm mới hoàn thành. Năm 1421, hoàng đế Vĩnh Lạc dời quốc đô từ Nam Kinh lên Bắc Kinh, hao tốn lực lớn nhân tài và vật chất để xây dựng nên quần thể kiến trúc tương xứng với sự tôn nghiêm của hoàng gia. Năm 1644, quân Thanh lật đổ triều Minh, Tử Cấm Thành rơi vào cảnh cướp bóc. Hoàng đế triều Thanh lên ngai vàng, họ xây lại Tử Cấm Thành, đưa nó trở lại vẻ huy hoàng. Không chỉ vậy, họ còn xây thêm đền miếu, điện đường, hồ và đình viên cảnh sắc mê hồn. Đến cuối thế kỷ 18, sự huy hoàng của Tử Cấm Thành đã đạt đến mức đỉnh cao.

Tử Cấm Thành hình vuông, bố cục lấy tuyến giữa chính Nam, chính Bắc đối xứng, chung quanh là con sông hộ thành rộng và tường cao 9 mét. Trong thành bố trí một cách đối xứng cung điện, cửa, viện, sông nhỏ và đình viên. Tổng cộng có 9.999 gian phòng dành riêng cho hoàng đế và quyến thuộc, bao gồm thái hậu, hậu phi và các hoạn quan, cung nữ. Trong cung hình thành nên quy tắc, lễ nghi cấm kỵ, vô cùng phức tạp. Và Tử Cấm Thành trở thành cái lồng vàng, ở đó hoàng đế và những người hầu đều tránh né thế giới chân thực bên ngoài.

Các kiến trúc chủ yếu của Tử Cấm Thành đều chầu về hướng nam, đạt mục đích tránh gió lạnh từ Siberi và quỷ thần phương Bắc bất lợi. Cửa chính Ngọ môn ở mặt Nam là nơi hoàng đế kiểm duyệt quân đội. Qua khỏi Ngọ môn là một đại viện, kim thủy hà xuyên ngang, trên sông có năm cầu đá cẩm thạch, đạo diện cho ngũ đức. Qua cầu là tới Thái Hòa môn. Bên trong cửa có viện lạc lớn, chứa tới 90.000 người.

Ở một đầu mút khác, trên nền đá cẩm thạch đứng sừng sững là vật thể kiến trúc cao lớn nhất Tử Cấm Thành - Thái Hòa điện. Trong điển lễ quốc sự quan trọng, hoàng đế trang nghiêm ngồi trên Thái Hòa điện, trong từng tiếng chuông vàng khói trầm nghi ngút, tiếp nhận sự quỳ lạy của trăm quan và những phụ nữ cao sang.

Qua khỏi Thái Hòa điện là hai đại điện: Trung Hoa điện và Bảo Hòa điện. Đi về phía Bắc là Càn Thanh cung, nơi hoàng đế và quyến thuộc cư trú. Đầu tận cùng phía Bắc của quần thể kiến trúc này là Ngự hoa viên, cổ kính, trang nhã, sang trọng, bên trong có Thái hồ với cây cối, tượng điêu khắc, lâu đài đình các, ao nước và thác. Chỗ vào cửa khu viên lâm yên tĩnh được gọi là Khôn Ninh môn.

Sau năm 1949, Tử Cấm Thành được đổi làm Viện bảo tàng Cố Cung.
Nguồn: luubuttuoixanh.com ( Tổng hợp từ Soha)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét