"Quý ông nhạc Việt" bật mí sự tính toán tỉ mỉ khi bước chân vào làng nhạc để trở thành ngôi sao và hai người đồng nghiệp để lại trong anh nhiều sự nể phục nhất trong showbiz.
"Tình ơi xin ngủ yên" là bài hát định mệnh đầu tiên
Khi ấy, tôi đang đi tập tạ ở công viên Lê Thị Riêng (TP.HCM), nghe người ta mở đĩa lặp đi lặp lại một ca khúc tiếng Anh, thấy điệp khúc hay quá nên mượn đĩa về. Anh Long DJ nghe, dịch giúp và lồng câu chuyện tình yêu vào, kế đó là hòa âm. Hồi đó tôi làm hòa âm bèo lắm, chỉ có đàn organ.
Khi quay hình bài Tình ơi xin ngủ yên, tôi mời anh Điền, anh không quay vì "Hưng không phải ngôi sao". Thế là tôi mời Lâm Lê Dũng. Tôi quay ở Nha Trang nắng gắt, nhảy bè, lội suối kiểu gì cũng được. Lên tàu tôi ói lên ói xuống, nhưng đạo diễn kêu quay là đứng lên làm liền, ngưng một cái là tôi nằm xuống luôn, mệt lắm nhưng vẫn làm dù không có đồng nào. Hồi đó ca sĩ được quay hình và phát trên ti vi là mừng "muốn chết" (cười).
Cuối năm 1999, tôi ra album Tình ơi xin ngủ yên do anh Linh cho tiền thu âm. hồi đó 1 triệu đồng/bài. Tôi mang đĩa đi phát hành, chẳng ai nhận. Sau đó qua trung tâm chị Hạnh (Lạc Hồng), tôi phải nói thêm "không sợ đâu, mua một đĩa em sẽ tặng một vé tới tiệm em cắt tóc miễn phí". Hồi đó tiền cắt tóc một đầu bằng cái đĩa luôn, gần 20.000 đồng. Tôi tính, thứ nhất vừa giới thiệu tiệm tóc. Thứ hai lấy ngắn nuôi dài, nghĩ là để làm tóc thôi, không mơ mộng nghề hát. Tôi nghĩ người ta sẽ không bỏ mình, đến cắt tóc còn được đĩa hát. Nghe tôi nói vậy, ai cũng cười hết.
Tôi nhớ lần đầu anh Liêm mời vào hát phòng trà Tiếng Tơ Đồng, đó là nơi mình khao khát được tới. Tôi kêu "cho em suy nghĩ" rồi ra giá 3 triệu đồng vì khi ấy Mỹ Tâm hát cũng giá đó. Anh ấy nói: "Em ơi, bớt cho anh tí xíu đi để anh còn quảng cáo báo". Thực ra ổng nói 500.000 đồng tôi cũng chịu. Tôi hát 3 đêm đông nghẹt, anh ấy kêu qua hát nữa vì khách yêu cầu tùm lum. Tên gốc của bài Tình ơi xin ngủ yên là Ngày đó rồi sẽ đến, vì tôi biết chắc chắn một ngày nào đó mình sẽ nổi tiếng. Năm 2001, báo chí đồng loạt gọi tôi là "hiện tượng của năm". Suốt mười mấy năm, tôi vẫn tâm niệm một điều là làm đúng như mình nghĩ, theo guồng máy chạy và định mệnh an bài.
Giọng hát chưa đủ, phải có cái đầu tính toán
- Nghe anh nói "khoái sống đơn giản", thấy khác xa với Mr Đàm: một người biết cách đẩy truyền thông theo ý mình, một người đụng vào không dễ. Có vẻ như trước đây để bước chân vào showbiz, anh không bỏ qua bất kỳ tính toán nào?
- Đúng vậy! Giọng hát chưa đủ, phải có cái đầu tính toán. Phải tính thời điểm ra show để người ta nhắc tới mình nhiều nhất thì chọn tháng 8, 9. Vì cuối năm người ta tổng kết lại, đánh giá gần hơn là show tháng 2, 3.
Tính để biết người khác sắp ra sản phẩm gì, để còn ra trước "chặn đầu họ". Có năm thấy đồng nghiệp có người ra 5, 6 album đều trôi đi hết, năm ngoái tôi ra 5 album, mỗi cái in hơn chục ngàn. Tôi có nhiều dòng nhạc để phục vụ đủ mọi đối tượng công chúng.
Ngay đến các show tỉnh xa xôi cũng phải đi để giữ "biên cương", giữ khán giả của mình. Nói chung, tính cũng không đơn giản. Có người tính được, có người không, người làm theo quán tính, người lại theo bản năng.
Tôi có nhiều dòng nhạc để phục vụ đủ mọi đối tượng công chúng.
- Hơn 15 năm ca hát, có nước cờ nào anh tính sai không?
- Lúc trước, tôi có viết bản kế hoạch, thường là 10 năm, định 2 năm trước làm gì, 2 năm sau làm gì. Những năm đầu tôi đánh thẳng vào giới dân chơi trước rồi tiếp tục lấn sân qua người lớn. Ví dụ hát cho công chúng lớn tuổi, tôi thăm dò đầu tiên là bài Thương hoài ngàn năm bằng cách cho vào album nhạc trẻ mà họ thích. Tiếp đó là bằng single, thấy họ thích nữa ra luôn đĩa nhạc xưa.
Hoặc như khi ra sân khấu, ca sĩ phải hút được người khác, từ ngoại hình, trang phục đến chọn bài sao cho phù hợp. Thời điểm 1996-1998, nhạc trẻ hot lắm, thời của Lam Trường, Đan Trường, tôi đã đặt ra câu hỏi: "Tại sao show đó không có tên mình? Người ta cần dòng nhạc đó sao mình không có? Có phải tại mình không có bài hát đó?". Thế là tôi phải lao vô làm đủ các bài hát trẻ. Tôi đưa ra chỉ tiêu, bất kỳ chương trình nào cần cũng có mình, cái gì cũng chơi hết, đó là dụng cụ hành nghề.
Hoặc tôi đi hát phòng trà, không phải đêm nào cũng đứng yên một chỗ. Tôi nghĩ ra cách, hát được nửa chừng cho ban nhạc dạo một lúc, vô trong thay bộ đồ khác đi ra. Thay đổi thời trang cũng là một hình thức làm người nghe đỡ chán. Lúc mê hình thức, người đi xem chương trình không chỉ đến nghe nhạc mà còn đến coi áo quần. Đó là thực tế nhất. Đến giờ, hơn 10 năm ca hát, tôi vẫn tâm niệm một điều là làm đúng như mình suy nghĩ, theo guồng máy chạy và theo định mệnh an bài. Tổ đã cho không ai cản nổi, còn ông ấy đã lấy chẳng làm sao giữ được.
- Hát từ các tỉnh xa cho tới những sân khấu sang trọng, phong cách biểu diễn của anh cũng biến hóa theo chứ?
- Nhiều chứ! Chẳng hạn ở vũ trường có những động tác lắc hông của dân chơi khác, ra sân khấu nhảy theo kiểu của đám đông khác. Tôi bay lên đá trong võ thuật cũng có, tùy theo chỗ. Hát một bài rumba, chân mình sẽ uyển chuyển lắc lư theo rumba, nếu phối nhạc theo chachacha sẽ nhảy chachacha. Có bài chơi đến ba điệu nhảy như tango, rumba, chachacha luôn, như Say tình. Riêng bài Say tình, tôi kiếm được tiền suốt 15 năm nay, hầu như đêm nào cũng hát, sân khấu nào cũng yêu cầu.
Hồi nhỏ gia đình cho tôi đi học võ, học nhảy, cộng thêm quan sát nhiều ca sĩ yêu thích nhảy cái gì hay, tôi bắt chước rồi trộn lại thành cái riêng. Hồi đó hay "ăn cắp" điệu nhảy của chị Nhã Phương, Bảo Yến. Mới đây chị Bảo Yến đi hát phòng trà, tôi có tặng hoa chị ấy.
Hồi nhỏ gia đình cho đi học võ, học nhảy, cộng thêm quan sát nhiều ca sĩ yêu thích nhảy cái gì hay, tôi bắt chước rồi trộn lại thành cái riêng của mình.
Có một cuộc đời nên tôi phải làm nó vui
- Những phát ngôn gây sốc trước truyền thông nhiều năm gần đây của anh cũng đủ hun đúc độ nóng cho vị trí ông hoàng nhạc Việt đấy chứ?
- Không có chuyện đó! Tôi đâu phải "bất tài vô tướng" để làm kiểu đó. Người ta thừa nhận tôi vì giọng hát và sự cống hiến hết mình. Có những câu hỏi đặt ra cho tôi rất sốc, chọc tức để tôi phải phản pháo lại. Con người tôi, đụng đến là "nhả nọc" liền. Yêu thương tôi sẽ vuốt ve lại.
Có thể suy nghĩ của tôi lạ hơn người khác bởi tôi nhiều trải nghiệm hơn và tư duy tôi ở mức độ đó. Cùng là một câu nói, người khác nói chẳng ai nhớ nhưng đến tôi sắp xếp lại vài từ nó khác. Tôi có quyền vì có một cuộc đời nên tôi phải làm cho nó vui.
- Nhưng rõ ràng là "không sốc không phải Mr Đàm"?
- Tôi thích câu: "Trong đám đông, muốn nổi bật phải khác biệt". Tôi thích khác biệt và khác biệt phải có trong máu mới làm được, đâu thể nào nhào nặn. Tôi hay tự phỏng vấn mình lắm. Tôi tự tìm ra những câu hỏi khó nhất hoặc trường hợp nào đẩy mình vô đường cùng, phải tự giải thoát bằng cách nào.
- Gần đây dốc tâm sức để đào tạo học trò, anh đang tìm một điểm để hạ cánh an toàn cho mình sao?
- (Cười) Nói một cách tâm linh, tôi vẫn thường cầu xin tổ nghiệp và trời đất cho biết dấu hiệu khi nào mình không còn đứng trong hào quang, tôi sẽ có cách giải quyết riêng. Bây giờ tôi đi hát hàng đêm, không có gì thay đổi. Vé bar, vũ trường Hà Nội hay Ninh Bình, Hải Phòng đều kín chỗ. Thậm chí, tôi tới Hải Phòng hát còn kéo theo rất nhiều dịch vụ khác kiếm tiền. Tôi như một cái máy kiếm tiền số một cho nhiều dịch vụ vậy.
Bước chân vào showbiz hiền lành quá không sống được.
- Để trở thành cỗ máy kiếm tiền số một, anh nghĩ cần phải có thế mạnh gì?
- Bước chân vào showbiz hiền lành quá không sống được, bị người ta đè đầu cưỡi cổ. Tôi từng bênh vực rất nhiều người, từ ca sĩ Trang Nhung, Vân Khánh đến nhiều ca sĩ trẻ khác bị giật lương, ăn hiếp. Tôi gây lộn, hỏi tội một số người "Tại sao mày ăn hiếp nó?", "Tại sao mày giành giờ hát của nó?":..
Người ca sĩ phải khôn lanh và tính toán được. Thứ nhất người đó phải tự tính cho mình, thấy người ta ra sân khấu hát bài gì buồn lê thê là mình chọn bài khác cho đỡ nhàm, chứ ra ê a người ta đuổi vào ráng chịu. Hoặc nhìn poster giăng trên tường, phải tính toán ai hát cái gì trong đó, có ca sĩ thuộc dòng nhạc nào để tránh. Lên truyền hình tính bài nào hát lặp đi lặp lại vì công chúng nghe nhạc ở Việt Nam phải mưa dầm thấm lâu và hiệu ứng đám đông... Nói chung phải biết tính để áp dụng những thứ đó vào con đường ca hát của mình.
Thanh Thảo quái quỷ, Hà Hồ bài tính thông minh
- Chỉ kể riêng đàn bà, anh nhận định người nào khiến mình nể phục trong showbiz?
- Người khiến tôi phải nể vì chiêu thức, sự tính toán quỷ quái, khôn lanh chỉ có Thanh Thảo. Tôi từng quan sát Thảo đứng trên sân khấu khống chế mọi thứ, điều khiển được dàn quân ai trước, ai sau, hát trong vũ trường phải làm gì. Thảo làm hòa âm, âm nhạc là ăn tức thời luôn, ăn xổi nhanh lắm. Nói chung cô ấy toàn đi trước người ta.
- Ngoài Thanh Thảo, người đàn bà nào khiến anh nể phục nữa?
- Hà Hồ. Hà là người nói được là làm được. Cô ấy chịu khó, cố gắng nên đã làm được, 7h sáng dậy đi học tiếng Anh, tập yoga, thể dục, mệt mỏi, "điên loạn" vô cùng. Hà chiếm lĩnh được hết mặt bằng quảng cáo dù cát-xê thấp, cao gì cũng chơi hết. Tôi cho rằng đó là bài tính rất thông minh. Người ta không cần biết Hà Hồ là số mấy, nhưng rõ ràng tần suất xuất hiện của cô ấy vô cùng nhiều. Họ sẽ đặt ra câu hỏi: "Cô ấy là gì, người ta mới mời nhiều thế?". Hà Hồ thắng hiệu ứng đám đông đó.
"Tình ơi xin ngủ yên" là bài hát định mệnh đầu tiên
Khi ấy, tôi đang đi tập tạ ở công viên Lê Thị Riêng (TP.HCM), nghe người ta mở đĩa lặp đi lặp lại một ca khúc tiếng Anh, thấy điệp khúc hay quá nên mượn đĩa về. Anh Long DJ nghe, dịch giúp và lồng câu chuyện tình yêu vào, kế đó là hòa âm. Hồi đó tôi làm hòa âm bèo lắm, chỉ có đàn organ.
Khi quay hình bài Tình ơi xin ngủ yên, tôi mời anh Điền, anh không quay vì "Hưng không phải ngôi sao". Thế là tôi mời Lâm Lê Dũng. Tôi quay ở Nha Trang nắng gắt, nhảy bè, lội suối kiểu gì cũng được. Lên tàu tôi ói lên ói xuống, nhưng đạo diễn kêu quay là đứng lên làm liền, ngưng một cái là tôi nằm xuống luôn, mệt lắm nhưng vẫn làm dù không có đồng nào. Hồi đó ca sĩ được quay hình và phát trên ti vi là mừng "muốn chết" (cười).
Cuối năm 1999, tôi ra album Tình ơi xin ngủ yên do anh Linh cho tiền thu âm. hồi đó 1 triệu đồng/bài. Tôi mang đĩa đi phát hành, chẳng ai nhận. Sau đó qua trung tâm chị Hạnh (Lạc Hồng), tôi phải nói thêm "không sợ đâu, mua một đĩa em sẽ tặng một vé tới tiệm em cắt tóc miễn phí". Hồi đó tiền cắt tóc một đầu bằng cái đĩa luôn, gần 20.000 đồng. Tôi tính, thứ nhất vừa giới thiệu tiệm tóc. Thứ hai lấy ngắn nuôi dài, nghĩ là để làm tóc thôi, không mơ mộng nghề hát. Tôi nghĩ người ta sẽ không bỏ mình, đến cắt tóc còn được đĩa hát. Nghe tôi nói vậy, ai cũng cười hết.
Tôi nhớ lần đầu anh Liêm mời vào hát phòng trà Tiếng Tơ Đồng, đó là nơi mình khao khát được tới. Tôi kêu "cho em suy nghĩ" rồi ra giá 3 triệu đồng vì khi ấy Mỹ Tâm hát cũng giá đó. Anh ấy nói: "Em ơi, bớt cho anh tí xíu đi để anh còn quảng cáo báo". Thực ra ổng nói 500.000 đồng tôi cũng chịu. Tôi hát 3 đêm đông nghẹt, anh ấy kêu qua hát nữa vì khách yêu cầu tùm lum. Tên gốc của bài Tình ơi xin ngủ yên là Ngày đó rồi sẽ đến, vì tôi biết chắc chắn một ngày nào đó mình sẽ nổi tiếng. Năm 2001, báo chí đồng loạt gọi tôi là "hiện tượng của năm". Suốt mười mấy năm, tôi vẫn tâm niệm một điều là làm đúng như mình nghĩ, theo guồng máy chạy và định mệnh an bài.
Giọng hát chưa đủ, phải có cái đầu tính toán
- Nghe anh nói "khoái sống đơn giản", thấy khác xa với Mr Đàm: một người biết cách đẩy truyền thông theo ý mình, một người đụng vào không dễ. Có vẻ như trước đây để bước chân vào showbiz, anh không bỏ qua bất kỳ tính toán nào?
- Đúng vậy! Giọng hát chưa đủ, phải có cái đầu tính toán. Phải tính thời điểm ra show để người ta nhắc tới mình nhiều nhất thì chọn tháng 8, 9. Vì cuối năm người ta tổng kết lại, đánh giá gần hơn là show tháng 2, 3.
Tính để biết người khác sắp ra sản phẩm gì, để còn ra trước "chặn đầu họ". Có năm thấy đồng nghiệp có người ra 5, 6 album đều trôi đi hết, năm ngoái tôi ra 5 album, mỗi cái in hơn chục ngàn. Tôi có nhiều dòng nhạc để phục vụ đủ mọi đối tượng công chúng.
Ngay đến các show tỉnh xa xôi cũng phải đi để giữ "biên cương", giữ khán giả của mình. Nói chung, tính cũng không đơn giản. Có người tính được, có người không, người làm theo quán tính, người lại theo bản năng.
Tôi có nhiều dòng nhạc để phục vụ đủ mọi đối tượng công chúng.
- Hơn 15 năm ca hát, có nước cờ nào anh tính sai không?
- Lúc trước, tôi có viết bản kế hoạch, thường là 10 năm, định 2 năm trước làm gì, 2 năm sau làm gì. Những năm đầu tôi đánh thẳng vào giới dân chơi trước rồi tiếp tục lấn sân qua người lớn. Ví dụ hát cho công chúng lớn tuổi, tôi thăm dò đầu tiên là bài Thương hoài ngàn năm bằng cách cho vào album nhạc trẻ mà họ thích. Tiếp đó là bằng single, thấy họ thích nữa ra luôn đĩa nhạc xưa.
Hoặc như khi ra sân khấu, ca sĩ phải hút được người khác, từ ngoại hình, trang phục đến chọn bài sao cho phù hợp. Thời điểm 1996-1998, nhạc trẻ hot lắm, thời của Lam Trường, Đan Trường, tôi đã đặt ra câu hỏi: "Tại sao show đó không có tên mình? Người ta cần dòng nhạc đó sao mình không có? Có phải tại mình không có bài hát đó?". Thế là tôi phải lao vô làm đủ các bài hát trẻ. Tôi đưa ra chỉ tiêu, bất kỳ chương trình nào cần cũng có mình, cái gì cũng chơi hết, đó là dụng cụ hành nghề.
Hoặc tôi đi hát phòng trà, không phải đêm nào cũng đứng yên một chỗ. Tôi nghĩ ra cách, hát được nửa chừng cho ban nhạc dạo một lúc, vô trong thay bộ đồ khác đi ra. Thay đổi thời trang cũng là một hình thức làm người nghe đỡ chán. Lúc mê hình thức, người đi xem chương trình không chỉ đến nghe nhạc mà còn đến coi áo quần. Đó là thực tế nhất. Đến giờ, hơn 10 năm ca hát, tôi vẫn tâm niệm một điều là làm đúng như mình suy nghĩ, theo guồng máy chạy và theo định mệnh an bài. Tổ đã cho không ai cản nổi, còn ông ấy đã lấy chẳng làm sao giữ được.
- Hát từ các tỉnh xa cho tới những sân khấu sang trọng, phong cách biểu diễn của anh cũng biến hóa theo chứ?
- Nhiều chứ! Chẳng hạn ở vũ trường có những động tác lắc hông của dân chơi khác, ra sân khấu nhảy theo kiểu của đám đông khác. Tôi bay lên đá trong võ thuật cũng có, tùy theo chỗ. Hát một bài rumba, chân mình sẽ uyển chuyển lắc lư theo rumba, nếu phối nhạc theo chachacha sẽ nhảy chachacha. Có bài chơi đến ba điệu nhảy như tango, rumba, chachacha luôn, như Say tình. Riêng bài Say tình, tôi kiếm được tiền suốt 15 năm nay, hầu như đêm nào cũng hát, sân khấu nào cũng yêu cầu.
Hồi nhỏ gia đình cho tôi đi học võ, học nhảy, cộng thêm quan sát nhiều ca sĩ yêu thích nhảy cái gì hay, tôi bắt chước rồi trộn lại thành cái riêng. Hồi đó hay "ăn cắp" điệu nhảy của chị Nhã Phương, Bảo Yến. Mới đây chị Bảo Yến đi hát phòng trà, tôi có tặng hoa chị ấy.
Hồi nhỏ gia đình cho đi học võ, học nhảy, cộng thêm quan sát nhiều ca sĩ yêu thích nhảy cái gì hay, tôi bắt chước rồi trộn lại thành cái riêng của mình.
Có một cuộc đời nên tôi phải làm nó vui
- Những phát ngôn gây sốc trước truyền thông nhiều năm gần đây của anh cũng đủ hun đúc độ nóng cho vị trí ông hoàng nhạc Việt đấy chứ?
- Không có chuyện đó! Tôi đâu phải "bất tài vô tướng" để làm kiểu đó. Người ta thừa nhận tôi vì giọng hát và sự cống hiến hết mình. Có những câu hỏi đặt ra cho tôi rất sốc, chọc tức để tôi phải phản pháo lại. Con người tôi, đụng đến là "nhả nọc" liền. Yêu thương tôi sẽ vuốt ve lại.
Có thể suy nghĩ của tôi lạ hơn người khác bởi tôi nhiều trải nghiệm hơn và tư duy tôi ở mức độ đó. Cùng là một câu nói, người khác nói chẳng ai nhớ nhưng đến tôi sắp xếp lại vài từ nó khác. Tôi có quyền vì có một cuộc đời nên tôi phải làm cho nó vui.
- Nhưng rõ ràng là "không sốc không phải Mr Đàm"?
- Tôi thích câu: "Trong đám đông, muốn nổi bật phải khác biệt". Tôi thích khác biệt và khác biệt phải có trong máu mới làm được, đâu thể nào nhào nặn. Tôi hay tự phỏng vấn mình lắm. Tôi tự tìm ra những câu hỏi khó nhất hoặc trường hợp nào đẩy mình vô đường cùng, phải tự giải thoát bằng cách nào.
- Gần đây dốc tâm sức để đào tạo học trò, anh đang tìm một điểm để hạ cánh an toàn cho mình sao?
- (Cười) Nói một cách tâm linh, tôi vẫn thường cầu xin tổ nghiệp và trời đất cho biết dấu hiệu khi nào mình không còn đứng trong hào quang, tôi sẽ có cách giải quyết riêng. Bây giờ tôi đi hát hàng đêm, không có gì thay đổi. Vé bar, vũ trường Hà Nội hay Ninh Bình, Hải Phòng đều kín chỗ. Thậm chí, tôi tới Hải Phòng hát còn kéo theo rất nhiều dịch vụ khác kiếm tiền. Tôi như một cái máy kiếm tiền số một cho nhiều dịch vụ vậy.
Bước chân vào showbiz hiền lành quá không sống được.
- Để trở thành cỗ máy kiếm tiền số một, anh nghĩ cần phải có thế mạnh gì?
- Bước chân vào showbiz hiền lành quá không sống được, bị người ta đè đầu cưỡi cổ. Tôi từng bênh vực rất nhiều người, từ ca sĩ Trang Nhung, Vân Khánh đến nhiều ca sĩ trẻ khác bị giật lương, ăn hiếp. Tôi gây lộn, hỏi tội một số người "Tại sao mày ăn hiếp nó?", "Tại sao mày giành giờ hát của nó?":..
Người ca sĩ phải khôn lanh và tính toán được. Thứ nhất người đó phải tự tính cho mình, thấy người ta ra sân khấu hát bài gì buồn lê thê là mình chọn bài khác cho đỡ nhàm, chứ ra ê a người ta đuổi vào ráng chịu. Hoặc nhìn poster giăng trên tường, phải tính toán ai hát cái gì trong đó, có ca sĩ thuộc dòng nhạc nào để tránh. Lên truyền hình tính bài nào hát lặp đi lặp lại vì công chúng nghe nhạc ở Việt Nam phải mưa dầm thấm lâu và hiệu ứng đám đông... Nói chung phải biết tính để áp dụng những thứ đó vào con đường ca hát của mình.
Thanh Thảo quái quỷ, Hà Hồ bài tính thông minh
- Chỉ kể riêng đàn bà, anh nhận định người nào khiến mình nể phục trong showbiz?
- Người khiến tôi phải nể vì chiêu thức, sự tính toán quỷ quái, khôn lanh chỉ có Thanh Thảo. Tôi từng quan sát Thảo đứng trên sân khấu khống chế mọi thứ, điều khiển được dàn quân ai trước, ai sau, hát trong vũ trường phải làm gì. Thảo làm hòa âm, âm nhạc là ăn tức thời luôn, ăn xổi nhanh lắm. Nói chung cô ấy toàn đi trước người ta.
- Ngoài Thanh Thảo, người đàn bà nào khiến anh nể phục nữa?
- Hà Hồ. Hà là người nói được là làm được. Cô ấy chịu khó, cố gắng nên đã làm được, 7h sáng dậy đi học tiếng Anh, tập yoga, thể dục, mệt mỏi, "điên loạn" vô cùng. Hà chiếm lĩnh được hết mặt bằng quảng cáo dù cát-xê thấp, cao gì cũng chơi hết. Tôi cho rằng đó là bài tính rất thông minh. Người ta không cần biết Hà Hồ là số mấy, nhưng rõ ràng tần suất xuất hiện của cô ấy vô cùng nhiều. Họ sẽ đặt ra câu hỏi: "Cô ấy là gì, người ta mới mời nhiều thế?". Hà Hồ thắng hiệu ứng đám đông đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét