Cha là một người đàn ông trầm mặc, ít nói trừ phi uống rượu. Nó nhớ, nó hận cha từ khi nó mười tuổi. Năm đó cha uống rượu nhiều, hung hãn đánh mẹ, nó và em trai đứng bên cạnh nhìn thấy. Trong lòng đứa trẻ ấu thơ đã dệt nên lòng thù hận sâu sắc và lớn dần lên theo năm tháng.
Cha nó là chủ nhiệm thôn. Trong con mắt của trăm họ, chức to nhỏ cũng đều tính là quan. Nhưng trong mắt nó thì không phải. Nó đọc rất nhiều sách, biết có lãnh đạo cấp trên, biết có nhiều quan chức còn to hơn cha nó. Cho nên nó coi thường cử chỉ của cha nó.
Trong thôn, người khác có chút việc nhỏ, cha nó cũng nói: “Ồ! Đây là vấn đề nguyên tắc”. Trong nhật ký của nó ghi: Cha tôi là cái gì, chủ nhiệm à? Cái gì tôi không thèm biết. Tôi hận ông ta”.
Cha nó nghiện rượu, mọi người trong thôn có việc lớn, việc nhỏ đều gọi cha nó đến giúp. Những việc đó ông hết sức nhiệt tình. Cha nó sau khi uống rượu thường cùng ngồi với mọi người trong thôn, mắt đỏ lên. Nó không hiểu, nhưng có một điều nó biết đó là việc làm cho người ta chán ghét.
Cha nó cũng mời các lãnh đạo lớn bé đến nhà nó ăn cơm, mẹ thì tất bật phục vụ. Nó không quen những người đó mà ngấm ngầm cảm thấy họ đến để phá hoại cuộc sống của nó, khiến nó không làm được bài và không học được bài.
Nó nghĩ sau này lớn lên, tuyệt đối không bao giờ lấy người như cha.
Cho nên thủa ấu thơ, nó càng vùi đầu vào học, nghiến răng mà học. Dần dần hình thành thói quen, khi cha nó nói “nên”, thì nó luôn tìm mọi lý do để nói “không nên”. Khi đó ông trừng mắt nhìn nó nói: “Tao phải đánh cho mày một trận”.
Khi đó nó kiên cường ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mặt cha nó. Nhưng nói chung sau ba, bốn giây bại trận, trong ánh mắt cha nó có cái gì đó nó không hiểu thấu và cũng có cái uy quyền khiến người khác phải sợ hãi.
Hàng xóm bảo với cha “Ông có một cô con gái ghê gớm, từ bé lúc nào cũng lý sự”. Cha nó nói: “Vật không thành tài thì chỉ là đồ bỏ đi”. Nó im lặng nghe, càng cảm thấy khó chịu, càng hận cha.
Nó vào trung học ở thành phố, một hoặc hai tuần mới về thăm nhà. Cha vẫn giữ chức vụ cũ ở trong thôn, mỗi lần về đến nhà nó đều thấy cha ngồi uống rượu với cán bộ thôn. Cảnh này khiến nó rất khó chịu. Nó thà ngồi trong phòng nhỏ một mình còn hơn nhìn thấy mặt cha.
Nó càng xót thương cho mẹ. Người đàn bà nhỏ bé ấy từ trước đến nay đều là cái bóng của cha, không dám nói to một tiếng, luôn luôn “phu xướng, phụ tùng” răm rắp theo cha.
Khi đó nó lại thầm nghĩ sau này quyết không bao giờ làm một người phụ nữ như mẹ, nó phải tìm được người đàn ông quan tâmgiúp đỡ vợ con.
Thế là ngày nghỉ, nó mượn cớ bận học không về nhà, trừ khi thiếu tiền sinh hoạt phí mới về nhà một lần để lấy. Nó chỉ mở mồm xin mẹ. Đối với cha nó rất ít nói, cha cũng ít khi nói chuyện với nó. Nếu mẹ không ở nhà, nó mượn cớ ra ngoài, đến nhà bạn học, tránh một mình đối diện với cha.
Có khi cha nó lên thị trấn công tác rẽ vào trường thăm nó. Ông ta đến đợi ở phòng khách, đợi hồi lâu nó mới đủng đỉnh từ phòng học đi ra, đến bên cha, nó lạnh nhạt hỏi một câu : “Cha đến rồi hả cha?”. Cha quay đầu lại nhìn nó, ánh mắt không lộ vẻ gì thân thiết, chỉ đáp lại một câu rồi quay ra nói chuyện tiếp với người thường trực. Nói xong mới quay ra hỏi một câu: “**** bảo bố đến thăm mày, mọi việc vẫn tốt chứ?”.
Hóa ra là mẹ mình, mẹ con liền khúc ruột, cha đến lần này chỉ là do mẹ dặn dò này nọ thì mới đến. Nó nhớ mỗi lần nó về nhà, mẹ đều đứng ở cổng ngóng nó mà thấy xót xa, rưng rưng nước mắt.
Lúc đó nó thấy cha chăm chú nhìn nên nó cúi đầu xuống trả lời “Con học tốt”. Câu hỏi của cha quá đơn giản hình như trong lòng cha không có đứa con gái này, nó nghĩ. Cha ngồi trên xe sau đó nhiệt tình chào ông thường trực, hé một mắt nhìn nó rồi đi.
Có khi cha mang ít tiền đến cho nó, nói mẹ nhờ mang đến cho. Nó lại càng kích mẹ. Trong nhật ký nó viết: Cha có chút gì đó giả dối.
Khi nhận được thông báo vào đại học, nó đưa cho mẹ xem, mẹ cảm động lắm, cứ sờ sờ xoa xoa vào giấy rồi đưa nó cho cha xem. Nó chú ý quan sát động tĩnh trên khuôn mặt cha. Điều đó đối với cha mà nói, hoặc là giả một tiêu chí của thành công, đáng để ông cầm đi khoe khắp lượt. Nó cảm thấy tay cha nó run run nói một câu: “Thật đây rồi”.
Nó không rõ ý tứ của lời nói đó. Sau đó mấy ngày cha nó làm cơm mời mọi người trong thôn, hàng xóm lại nói: “Ông xem, con gái ông thật có bản lĩnh”. Nó chờ đợi một câu phô trương của cha, nhưng nó chỉ thấy ông cười hai tiếng vì thế nó có chút thất vọng.
Khi đi, cha đưa nó ra bến xe ở thị trấn. Sắp lên xe cha bảo nó: “Lên xe đừng nói nhiều, sau khi đến nơi gọi ngay điện về, mẹ nhớ mày đấy”.
Hai mươi bảy tuổi
Sau khi tốt nghiệp đại học, nó ở lại thị trấn, làm việc ở một công ty nhỏ. Bạn trai nó là người thành phố, bạn học đại học.
Khi nó kết hôn, cha nhất định yêu cầu nhà trai đến tận nhà nó đón dâu, nó rất khó chịu. Nhà bạn trai nó chẳng phải quyền quý gì, lại còn phải thuê xe, còn phải đi bộ gần 2 dặm, nó thử thương lượng với cha, nhưng không ngờ một ly ông cũng không chịu nhượng bộ.
Cha nó rất bảo thủ, giữ nền nếp truyền thống, thế là cuối cùng nhà gái phải xuất giá tại nhà mình. Nó bàn với cha không được, đành bàn với nhà trai. Nhà trai cuối cùng rất vui lòng. Bạn trai nó bảo: “Chẳng qua tốn thêm một ít tiền nữa thôi”.
Hôm tổ chức lễ cưới, từ sáng sớm nó đã thấy cha thức dậy, tiếp đón mọi người, nó trốn ở trong nhà. Khi có cô em gái đến cười đùa với nó thì không khí vui vẻ mới tràn ngập trong nhà. Đến khi nó lên xe hoa, nhìn khắp nơi không thấy cha đâu, chỉ mẹ ra tiễn. Nó khóc nức nở, xe chuyển bánh, nó hỏi khẽ cậu em trai ngồi trên xe: “Cha đâu?”.
Cậu em trai trả lời khiến nó kinh ngạc: “Cha ở sau nhà. Lúc em ra đấy, em thấy mắt cha đỏ hoe”. Nó đau xót nghĩ từ trước đến giờ chưa bao giờ thấy cha rơi nước mắt.
Theo quy định của làng, cô dâu khi lên xe không được phép xuống xe. Nó cảm thấy rất khó nhưng cũng không dám bước xuống. Khi xe ra khỏi thôn, từ xa nhìn lại, nó nhìn thấy cha ngồi ở sau nhà, thân hình rất tội nghiệp, quệt ngang tay lau mặt, tựa hồ như lau nước mắt. Nó rất đau lòng nhưng xe đã chuyển bánh rất nhanh, không nhìn thấy bóng cha nữa.
Ngày cưới rất vui, ngày trở về nhà hóa ra rất ít. Mỗi lần gọi điện về, người nhận điện bao giờ cũng là mẹ. Có khi mẹ chuyển điện thoại cho cha, nói :” Điện thoại của con, ông nghe đi”. Cha cầm máy, cả hai cha con lúc lâu đến 1,2 giây trầm lặng. Đó là sự trầm lặng lúng túng, cha luôn luôn chỉ hỏi hai câu: “Công tác tốt chứ? Cuộc sống có tốt không”. Nó trả lời “Tốt”.
Nghe giọng cha mỗi ngày một già, nó càng cảm thấy đau lòng. Lúc nhàn rỗi, nó giở nhật ký ra ghi: Cha già rồi. Mình đã trưởng thành. Còn nhớ mình đã hận cha. Mỗi lần nhìn thấy tóc cha ngày càng bạc trắng đi, cứ trăn trở: đâu là sợi tóc vì nhớ con gái không ở cạnh mình mà bạc đi nhỉ?
Ba mươi hai tuổi
Em trai vào đại học, ruộng ở nhà cũng ít đi. Sau mùa thu, cha đánh điện nói lên thị trấn thăm nó và cháu ngoại.
Chồng đi công tác, nó ở nhà một mình. Cha nói đến trưa là đến, nhưng chiều vẫn chưa thấy đâu. Nó gửi con sang hàng xóm, ra bến xe đón cha. Vừa đến bến xe, nghe nói xe taxi va quệt ngã một người nhà quê. Nó hoảng hốt chạy như bay đến nơi xảy ra chuyện.
Nước mắt không biết từ đâu rơi lã chã, nó khóc thành tiếng. Đến nơi thấy mọi người vây quanh, nó rẽ đám đông thì thấy trước xe taxi một người nhà quê đang ngồi mặc cả với lái xe.
Thấy nó vừa khóc vừa chen vào, lái xe và mọi người đều ngớ ra, nó càng khóc dữ, sau đó lại cười. Mọi người thấy nó như vậy hỏi: “Cái cô này làm sao vậy?” Nó đứng bên cha hỏi: “Cha, cha làm sao vậy? Cha không sao chứ? vừa hỏi nó vừa lau nước mắt.
Người cha cười vẻ có lỗi, trong tay giơ lên một gói quà to “Lên đây từ sáng, không biết mua quà gì, cũng chẳng biết cháu ngoại thích gì?”. Thấy cha ôm nhiều gói quà lớn nhỏ, nó lại cười nói: “Cha, cha không cần mua quà”. Trong lòng nó xót xa. Thấy cha cười, nó lại muốn khóc và muốn ôm chặt cha.
Đi trên đường, ánh mặt trời chiếu vào từ phía sau lưng. Từ khi nào không biết, lưng cha còng xuống như thế này? Cha nó trước kia là người rất khỏe mạnh. Khi qua đường, cha nó cẩn thận tránh xe, nhìn nó và bảo: “Chú ý, con nhìn kìa, đi đường sao không để ý đến xe”. Nó nói: “Người thành phố không sợ xe cũng như nhà quê không sợ chó ấy mà”.
Cha cười, khóe mắt bao nhiêu nếp nhăn. Cha ngắm cháu ngoại giống như âu yếm với con cái, bế nó vào lòng, hôn và bảo: “Mẹ cha thằng chó con này ông ghét mày nhất đấy”. Ánh mắt cha đầy sự âu yếm.
Nó sững người lại, chuyện xưa như bụi phấn bay ra, nó nhớ hồi nhỏ, cha nó cũng ôm nó vào lòng như thế này, cũng nói ghét nó, rồi cọ cái cằm râu mới cạo vào má nó… Nó cảm thấy cay cay ở sống mũi, nghĩ tới quá khứ, nghĩ tới mẹ hay kể với nó: Cha nửa đêm hay thức dậy, bảo là nằm mơ không lành, muốn gọi điện cho con. Mẹ nó bảo: cha nhớ con, nhưng lại luôn luôn đùn đẩy cho mẹ.
Nước mắt nó cứ thế tuôn rơi, nó lấy cớ phải làm cơm nước, chạy vào nhà bếp, Vừa vo gạo, nước mắt nó vừa tuôn rơi.
Chiều tối, nó ghi vào nhật ký: Khoảng cách từ yêu đến yêu là phát hiện bất ngờ. Cha tôi rất yêu tôi, đó là tình yêu không bao giờ nói ra miệng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét