Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Nền giáo dục Việt ở vị trí nào trên thế giới?

Việc cần làm là huy động bản sắc riêng có của mỗi nước góp phần giải quyết vấn đề từng nước và vấn đề chung củng cố sự thống nhất.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời báo giới sáng 21/3. (Ảnh: Văn Chung).
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời báo giới sáng 21/3. (Ảnh: Văn Chung).
- Thưa Bộ trưởng, lý do diễn đàn chính sách chọn “Học tập suốt đời” là chủ đề chính của SEAMEO lần thứ 47?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Việc chuẩn bị nội dung diễn đàn chính sách đã được tham vấn, thảo luận. Các bộ trưởng thống nhất thấy rằng đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á có nhiều vấn đề cấp bách. Có nhiều vấn đề được thảo luận, được giải quyết. Cũng có những vấn đề chưa được giải quyết. Nhưng tại hội nghị lần này, đối với VN vấn đề học tập suốt đời đang nổi lên.

Chính phủ đã có chỉ đạo, thực tế cuộc sống cho thấy đây là vấn đề lớn không chỉ của riêng mình. VN có đề xuất và nhận được sự thống nhất của các nước.

- Trong các cuộc họp giữa các bộ trưởng đã có đề xuất giải pháp nào để phát triển giáo dục các nước ĐNA? Công việc được bộ trưởng quan tâm triển khai trong thời gian tới?

Công việc chủ tịch hội đồng là sự kế tiếp công việc các nhiệm kỳ trước. Những công việc đã triển khai thành công từ lần 46 sẽ được kế thừa. Những thống nhất lần này sẽ được phát triển tiếp. Đặc biệt sẽ tập trung hướng tới cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015 và những năm tiếp theo.

Việc cần làm là huy động bản sắc riêng có của mỗi nước góp phần giải quyết vấn đề từng nước và vấn đề chung củng cố sự thống nhất, nâng cao hoạt động và vị thế của SEAMEO trong khu vực và thế giới.

Trung tâm học tập suốt đời tại TP.HCM cũng đã được thành lập để giải quyết vấn đề học tập suốt đời của VN và các nước, đóng góp kinh nghiệm phát triển giáo dục cho SEAMEO.

- Làm thế nào thu hẹp khoảng cách trong phát triển giáo dục giữa các nước trong khu vực, hướng tới cộng đồng chung ASEAN 2015?

Việc làm giảm bớt khoảng cách đã được trao đổi nhiều lần. Lần này chúng tôi đã thống nhất 2 việc: Cụ thể, bản sắc riêng giáo dục mỗi nước, thậm chí của mỗi dân tộc cần được duy trì và tôn trọng. Đồng thời gấp rút có giải pháp thu hẹp dần khoảng cách giáo dục các nước.

Có rất nhiều vấn đề cần phải làm như đào tạo giáo viên, thống nhất chương trình, chuẩn hóa khung trình độ, chuẩn đầu ra, tiếng Anh, đào tạo kĩ năng thực hành,…đã được bàn bạc trao đổi.

Trong chương trình 2 năm lần này những vấn đề đó sẽ được thống kê, bàn bạc kĩ lưỡng. Cần nói thêm chúng tôi không chỉ mong muốn vậy mà bàn làm sao để hội nhập chuẩn khu vực với thế giới.

Việc trao đổi các nước được làm thường xuyên. Những thành công hay không thành công của các bạn rất bổ ích cho chúng ta trong triển khai. Ngược lại kinh nghiệm của chúng ta cũng giúp đỡ các nước bạn rất nhiều.

- Ngoài trọng tâm chủ đề “học tập suốt đời”, trong các cuộc họp song phương, Bộ trưởng có nhận được lời khuyên hay gợi ý nào cho phát triển giáo dục VN?

Không có lời khuyên. Trong quá trình trao đổi, chúng tôi cung cấp thông tin mới nhất công việc chỉ đạo của các bộ trưởng ở nước mình, các trao đổi công việc chung của khu vực có bàn đến công cuộc giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới và sự phối hợp các nước với nhau.

- Về việc san bằng khoảng cách giữa các nước, Bộ trưởng đánh giá vị trí giáo dục VN với các nước trong khu vực như thế nào?

Để nói đánh giá rất khó. Tôi chưa thấy có bảng xếp hạng các nền giáo dục trên thế giới.

Tuy nhiên, chúng tôi thường trao đổi 2 ý. Thứ nhất, VN sẵn sàng giúp đỡ lĩnh vực công việc ta có thế mạnh ví dụ giảng dạy toán học ở các nhà trường, các môn ở trường chuyên. Bộ trưởng Singapore và nhiều nước đều đề nghị có giúp đỡ về chương trình, đào tạo giáo viên, tổ chức hoạt động như thế nào để nâng cao hoạt động.

Ngược lại, tôi cũng đề nghị Singapore giúp chúng ta trong tiếng Anh, chương trình giảng dạy phổ thông như thế nào. Bộ trưởng Brunei cho biết tổ chức dạy học tiếng Anh ở nước bạn đã làm mấy chục năm. Họ nhờ nước Anh triển khai lâu rồi và làm tốt. Tôi cũng đề nghị bộ trưởng cung cấp thông tin để xem xét điểm phù hợp với VN hiện tại....

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
VNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét