Loại đồ chơi bốc mùi đang gây sốt trong giới trẻ, bởi ngoài sự độc đáo, chúng còn được sử dụng như một loại vũ khí để "dằn mặt" nhau khá hiệu quả của giới trẻ.
Bom phát nổ gây... “bão” mùi
Dạo một vòng quanh các cổng trường tiểu học, trung học cơ sở: Dịch Vọng, Nghĩa Tân... (Hà Nội), chúng tôi không khỏi "hoa mắt" trước hàng loạt những dãy hàng quà vặt được bày bán công khai để phục vụ giới học trò vào giờ tan học hay trống tiết. Bên cạnh những quán hàng kinh doanh đồ ăn nhanh giá bình dân như xúc xích nướng, bánh ngô, bánh khoai chiên, tào phớ..., những gian hàng bày bán đồ chơi phục vụ nhu cầu giải trí của các "thượng đế nhí" cũng khá "hút" khách. Chứng kiến một cậu học trò vừa len ra khỏi đám đông đang xúm xít vây quanh một gian hàng ngay đầu cổng trường với nét mặt hoan hỉ.
Quan sát, PV phát hiện trên tay cậu học trò là một túi nhỏ hình dạng như gói bim bim, bên ngoài nhằng nhịt chữ Trung Quốc. Khi thấy chúng tôi bắt chuyện, làm quen, để hỏi về thứ đồ chơi lạ lùng, cậu học trò này giới thiệu tên là Hoàng Tùng, học sinh lớp 7, cho biết, đây là thứ đồ chơi đang "làm mưa, làm gió" trong giới học sinh thời gian gần đây. Nói rồi, Tùng tỏ vẻ thông thạo, cho biết, loại đồ chơi này thường được giới học sinh gọi nôm na là "bom", bởi cấu tạo cũng như nguyên tắc hoạt động của chúng gần giống như loại bom thật. Tuy nhiên, lạ ở chỗ "sức công phá" của chúng không chỉ gây chấn thương mà còn ám ảnh đối thủ bằng một thứ mùi hôi, thối rất khó ngửi.
"Bom" bốc mùi thu hút nhiều học sinh tiểu học, trung học.
Để chứng minh cho lời mình nói, Hoàng Tùng đưa loại "bom" bốc mùi cho chúng tôi tận tay kiểm chứng. Khi kiểm tra lớp bao bì bên ngoài, chúng tôi nhận thấy, dường như phía bên trong chứa một thứ chất rắn. Nổi bật nhất là hình ảnh ngộ nghĩnh về một cậu bé mặc quần rách đang chổng mông cùng với duy nhất một chữ "bom" mà chúng tôi phỏng đoán là tên gọi sản phẩm được in ngay phía trên. Tỏ vẻ thông thạo, Tùng cho biết, thực ra chất rắn đó là một loại hóa chất được nén nên khi có lực tác động của người dùng làm động tác "xì hơi" sẽ "bắn" ra một dung dịch "lạ" màu trắng đục, sền sệt tựa như nước cốt dừa. Quả "bom" phát nổ, đồng thời mùi hôi thối nồng nặc tỏa ra gây khó chịu cho những người xung quanh, chính là "hiệu quả" tức thì của loại đồ chơi này.
Lân la tới một gian hàng bán đồ chơi trước cổng trường Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tôi được chị chủ hàng cho biết, hiện có bán hai loại "bom" bốc mùi, tên Fart Bag và Fart Bomb do Trung Quốc sản xuất. Giá nhập về tại các khu chợ bán buôn như chợ Đồng Xuân (Hà Nội), khoảng 60.000 - 70.000 đồng/hộp, gồm 100 quả. Giá bán lẻ tại cổng trường 1.000 - 1.500 đồng/quả. Với mức giá "hấp dẫn", lại đảm bảo "hiệu quả" tức thì, loại đồ chơi này rất "đắt" khách. Chỉ tính riêng lợi nhuận thu về từ việc bán "bom" bốc mùi, chủ cửa hàng thu lãi hàng trăm ngàn đồng mỗi ngày.
Liên hệ với một đầu mối chuyên cung cấp các mặt hàng đồ chơi, phụ kiện Trung Quốc tại chợ Đồng Xuân, chúng tôi được nghe về nguyên tắc hoạt động của loại "bom" bốc mùi này là nằm ở gói tinh dầu bên trong. Người dùng chỉ việc dùng tay để lần ra "kíp nổ" bí ẩn này. Khi có lực tác động, gói tinh dầu lập tức chuyển sang thể khí, phồng căng hết cỡ rồi phát nổ. Nói về tính năng "siêu quậy" của loại "bom" này, chủ đầu mối tên H., cho biết, tuy phát nổ nhưng loại "bom" lạ này không gây âm thanh, không gây sát thương mà chỉ "âm thầm" tỏa mùi hôi, thối đáng sợ và nhanh chóng lan tỏa trong không gian rộng lớn khiến nhiều người phải khó chịu. Thậm chí, H. còn tranh thủ quảng cáo: "Trước khi kích hoạt, các gói "bom" được đóng rất cẩn thận và hoàn toàn kín mùi. Chỉ khi "phát nổ" chúng mới phát huy công dụng. Trận "bão mùi" lớn đến nỗi nó có thể lan tỏa trong không gian 200m - 300m, khiến người ngửi thấy phải kinh hoàng bỏ chạy".
“Vũ khí” lợi hại cho kẻ “ném đá giấu tay”
Khi được hỏi về những khuyến cáo cho người sử dụng, Tùng hồn nhiên cho biết, cậu không quan tâm lắm, chỉ biết rằng, đây là thứ đồ chơi đang rất "hot" bởi ngoài sự độc đáo, chúng còn là một thứ "vũ khí" lợi hại để giới học sinh "giải quyết ân oán" hoặc chỉ đơn giản là "chơi khăm" nhau. Tùng chia sẻ, cậu cùng bạn bè thường nghĩ ra những trò tinh quái để trêu chọc đối phương. Đặc biệt là các bạn gái trong lớp thường bị cậu "chơi khăm" bằng cách lén lút kích hoạt túi "bom" rồi để cạnh chỗ ngồi. Chỉ năm giây sau khi "kích nổ", túi "bom" sẽ âm thầm tỏa "mùi hương" khó phai khiến nạn nhân phải khổ sở thanh minh trong tiếng cười râm ran.
Ngoài ra, thứ "vũ khí" lợi hại này còn được các "giang hồ nhí" giải quyết "ân oán" bằng cách quăng "bom" vào đối phương để hóa chất lưu lại trên quần áo. Tú Anh (trường THCS Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, loại "vũ khí" lợi hại này được dùng để thay thế trứng thối, mắm tôm... trước đây. Nó vừa tiện lợi, lại vừa có điểm cộng cho những kẻ "ném đá giấu tay". Tú Anh cho biết thêm, sử dụng loại "vũ khí" này khá an toàn, bởi chúng không thuộc vào danh sách những thứ đồ chơi bị cấm sử dụng. Sức "công phá" không mang tính chất sát thương nên chủ mưu gần như vô can, nếu bị phát hiện ra.
Qua tìm hiểu chúng tôi, biết thêm án phạt cao nhất dành cho những học sinh sử dụng loại "vũ khí" này cũng chỉ bị nhắc nhở, tịch thu tang vật nên đâu lại hoàn đó. Phần lớn chúng được dùng để hạ nhục đối phương là làm trò cười cho người khác. Tú Anh đắc ý cho biết thêm: "Chỉ cần tưởng tượng ra cảnh kẻ thù bị "dính bom", cuống quýt tìm nước để tẩy rửa mùi hôi vương trên tóc, tai, quần áo là mình đã đủ hả hê rồi".
Trao đổi với cô giáo Thu Phương, giáo viên dạy Hóa tại một trường cấp hai ở Hà Nội, chúng tôi được biết, sau khi có hiện tượng nhiều học sinh lạm dụng loại đồ chơi này, gây phiền toái cho tập thể lớp học, nhà trường đã tiến hành tịch thu và nghiêm cấm tái diễn trò đùa mất vệ sinh này. Đồng thời, cô giáo Thu Phương nhận định, loại hóa chất dùng để làm "bom" bốc mùi này có thể là muối bicarbonat. Sau khi được pha chế nếu ra đến không khí, các phản ứng hóa học phát huy tác dụng tạo nên một thứ mùi hôi thối khó chịu. Chất này hầu như vô hại với quần áo và da trên cơ thể người. Tuy nhiên, tại những vùng nguy hiểm và nhạy cảm như mắt, nếu "bom" vấy vào sẽ khiến mắt bị xót, nếu không rửa mắt bằng cách nhỏ thuốc ngay lập tức, có thể gây hậu quả khôn lường.
Lạ lùng hơn nữa, nếu dịch theo đúng khuyến cáo in trên bao bì sản phẩm, thứ đồ chơi này không phù hợp với trẻ dưới sáu tuổi nhưng chúng không chỉ "làm mưa làm gió" đối với các "anh chị lớn" mà hiện tại ở các cổng trường tiểu học cũng được bày bán công khai. Nhiều học sinh tinh quái còn sử dụng thứ "vũ khí" này để đuổi khéo giáo viên trong những tiết kiểm tra để tiện bề quay cóp. Hoàng Tùng bật mí, chiêu trò độc này: "Nếu bị giáo viên đặt vào tầm ngắm, đứng kè kè bên cạnh để bắt quả tang học sinh có thái độ sai, mình lập tức kích nổ "bom" mùi để cô giáo thấy khó chịu mà lùi ra xa. Nhân cơ hội đó, tài liệu dưới ngăn bàn được nhanh chóng mở ra, còn mình thì tha hồ quay cóp mà không sợ bị phạt". Qua tìm hiểu của PV, trước thực trạng trên, nhiều trường cho biết, đã ra quy định cấm học sinh mang và sử dụng loại "bom" bốc mùi này trong trường. Do việc giám sát khá chặt chẽ nên sau một thời gian không bán được hàng, các "chủ shop" trước cổng trường cũng ngừng nhập về mối hàng này. Tuy nhiên để săn lùng thứ "vũ khí" lạ này, giới học trò rỉ tai nhau săn hàng trên mạng, vừa rẻ vừa đảm bảo nguồn cung cấp kín đáo, lại nhanh gọn. Nếu mua nhiều, giá rẻ bất ngờ, thậm chí còn miễn phí "ship hàng" (phí vận chuyển), Tú Anh nói.
Bom phát nổ gây... “bão” mùi
Dạo một vòng quanh các cổng trường tiểu học, trung học cơ sở: Dịch Vọng, Nghĩa Tân... (Hà Nội), chúng tôi không khỏi "hoa mắt" trước hàng loạt những dãy hàng quà vặt được bày bán công khai để phục vụ giới học trò vào giờ tan học hay trống tiết. Bên cạnh những quán hàng kinh doanh đồ ăn nhanh giá bình dân như xúc xích nướng, bánh ngô, bánh khoai chiên, tào phớ..., những gian hàng bày bán đồ chơi phục vụ nhu cầu giải trí của các "thượng đế nhí" cũng khá "hút" khách. Chứng kiến một cậu học trò vừa len ra khỏi đám đông đang xúm xít vây quanh một gian hàng ngay đầu cổng trường với nét mặt hoan hỉ.
Quan sát, PV phát hiện trên tay cậu học trò là một túi nhỏ hình dạng như gói bim bim, bên ngoài nhằng nhịt chữ Trung Quốc. Khi thấy chúng tôi bắt chuyện, làm quen, để hỏi về thứ đồ chơi lạ lùng, cậu học trò này giới thiệu tên là Hoàng Tùng, học sinh lớp 7, cho biết, đây là thứ đồ chơi đang "làm mưa, làm gió" trong giới học sinh thời gian gần đây. Nói rồi, Tùng tỏ vẻ thông thạo, cho biết, loại đồ chơi này thường được giới học sinh gọi nôm na là "bom", bởi cấu tạo cũng như nguyên tắc hoạt động của chúng gần giống như loại bom thật. Tuy nhiên, lạ ở chỗ "sức công phá" của chúng không chỉ gây chấn thương mà còn ám ảnh đối thủ bằng một thứ mùi hôi, thối rất khó ngửi.
"Bom" bốc mùi thu hút nhiều học sinh tiểu học, trung học.
Để chứng minh cho lời mình nói, Hoàng Tùng đưa loại "bom" bốc mùi cho chúng tôi tận tay kiểm chứng. Khi kiểm tra lớp bao bì bên ngoài, chúng tôi nhận thấy, dường như phía bên trong chứa một thứ chất rắn. Nổi bật nhất là hình ảnh ngộ nghĩnh về một cậu bé mặc quần rách đang chổng mông cùng với duy nhất một chữ "bom" mà chúng tôi phỏng đoán là tên gọi sản phẩm được in ngay phía trên. Tỏ vẻ thông thạo, Tùng cho biết, thực ra chất rắn đó là một loại hóa chất được nén nên khi có lực tác động của người dùng làm động tác "xì hơi" sẽ "bắn" ra một dung dịch "lạ" màu trắng đục, sền sệt tựa như nước cốt dừa. Quả "bom" phát nổ, đồng thời mùi hôi thối nồng nặc tỏa ra gây khó chịu cho những người xung quanh, chính là "hiệu quả" tức thì của loại đồ chơi này.
Lân la tới một gian hàng bán đồ chơi trước cổng trường Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tôi được chị chủ hàng cho biết, hiện có bán hai loại "bom" bốc mùi, tên Fart Bag và Fart Bomb do Trung Quốc sản xuất. Giá nhập về tại các khu chợ bán buôn như chợ Đồng Xuân (Hà Nội), khoảng 60.000 - 70.000 đồng/hộp, gồm 100 quả. Giá bán lẻ tại cổng trường 1.000 - 1.500 đồng/quả. Với mức giá "hấp dẫn", lại đảm bảo "hiệu quả" tức thì, loại đồ chơi này rất "đắt" khách. Chỉ tính riêng lợi nhuận thu về từ việc bán "bom" bốc mùi, chủ cửa hàng thu lãi hàng trăm ngàn đồng mỗi ngày.
Liên hệ với một đầu mối chuyên cung cấp các mặt hàng đồ chơi, phụ kiện Trung Quốc tại chợ Đồng Xuân, chúng tôi được nghe về nguyên tắc hoạt động của loại "bom" bốc mùi này là nằm ở gói tinh dầu bên trong. Người dùng chỉ việc dùng tay để lần ra "kíp nổ" bí ẩn này. Khi có lực tác động, gói tinh dầu lập tức chuyển sang thể khí, phồng căng hết cỡ rồi phát nổ. Nói về tính năng "siêu quậy" của loại "bom" này, chủ đầu mối tên H., cho biết, tuy phát nổ nhưng loại "bom" lạ này không gây âm thanh, không gây sát thương mà chỉ "âm thầm" tỏa mùi hôi, thối đáng sợ và nhanh chóng lan tỏa trong không gian rộng lớn khiến nhiều người phải khó chịu. Thậm chí, H. còn tranh thủ quảng cáo: "Trước khi kích hoạt, các gói "bom" được đóng rất cẩn thận và hoàn toàn kín mùi. Chỉ khi "phát nổ" chúng mới phát huy công dụng. Trận "bão mùi" lớn đến nỗi nó có thể lan tỏa trong không gian 200m - 300m, khiến người ngửi thấy phải kinh hoàng bỏ chạy".
“Vũ khí” lợi hại cho kẻ “ném đá giấu tay”
Khi được hỏi về những khuyến cáo cho người sử dụng, Tùng hồn nhiên cho biết, cậu không quan tâm lắm, chỉ biết rằng, đây là thứ đồ chơi đang rất "hot" bởi ngoài sự độc đáo, chúng còn là một thứ "vũ khí" lợi hại để giới học sinh "giải quyết ân oán" hoặc chỉ đơn giản là "chơi khăm" nhau. Tùng chia sẻ, cậu cùng bạn bè thường nghĩ ra những trò tinh quái để trêu chọc đối phương. Đặc biệt là các bạn gái trong lớp thường bị cậu "chơi khăm" bằng cách lén lút kích hoạt túi "bom" rồi để cạnh chỗ ngồi. Chỉ năm giây sau khi "kích nổ", túi "bom" sẽ âm thầm tỏa "mùi hương" khó phai khiến nạn nhân phải khổ sở thanh minh trong tiếng cười râm ran.
Ngoài ra, thứ "vũ khí" lợi hại này còn được các "giang hồ nhí" giải quyết "ân oán" bằng cách quăng "bom" vào đối phương để hóa chất lưu lại trên quần áo. Tú Anh (trường THCS Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, loại "vũ khí" lợi hại này được dùng để thay thế trứng thối, mắm tôm... trước đây. Nó vừa tiện lợi, lại vừa có điểm cộng cho những kẻ "ném đá giấu tay". Tú Anh cho biết thêm, sử dụng loại "vũ khí" này khá an toàn, bởi chúng không thuộc vào danh sách những thứ đồ chơi bị cấm sử dụng. Sức "công phá" không mang tính chất sát thương nên chủ mưu gần như vô can, nếu bị phát hiện ra.
Qua tìm hiểu chúng tôi, biết thêm án phạt cao nhất dành cho những học sinh sử dụng loại "vũ khí" này cũng chỉ bị nhắc nhở, tịch thu tang vật nên đâu lại hoàn đó. Phần lớn chúng được dùng để hạ nhục đối phương là làm trò cười cho người khác. Tú Anh đắc ý cho biết thêm: "Chỉ cần tưởng tượng ra cảnh kẻ thù bị "dính bom", cuống quýt tìm nước để tẩy rửa mùi hôi vương trên tóc, tai, quần áo là mình đã đủ hả hê rồi".
Trao đổi với cô giáo Thu Phương, giáo viên dạy Hóa tại một trường cấp hai ở Hà Nội, chúng tôi được biết, sau khi có hiện tượng nhiều học sinh lạm dụng loại đồ chơi này, gây phiền toái cho tập thể lớp học, nhà trường đã tiến hành tịch thu và nghiêm cấm tái diễn trò đùa mất vệ sinh này. Đồng thời, cô giáo Thu Phương nhận định, loại hóa chất dùng để làm "bom" bốc mùi này có thể là muối bicarbonat. Sau khi được pha chế nếu ra đến không khí, các phản ứng hóa học phát huy tác dụng tạo nên một thứ mùi hôi thối khó chịu. Chất này hầu như vô hại với quần áo và da trên cơ thể người. Tuy nhiên, tại những vùng nguy hiểm và nhạy cảm như mắt, nếu "bom" vấy vào sẽ khiến mắt bị xót, nếu không rửa mắt bằng cách nhỏ thuốc ngay lập tức, có thể gây hậu quả khôn lường.
Lạ lùng hơn nữa, nếu dịch theo đúng khuyến cáo in trên bao bì sản phẩm, thứ đồ chơi này không phù hợp với trẻ dưới sáu tuổi nhưng chúng không chỉ "làm mưa làm gió" đối với các "anh chị lớn" mà hiện tại ở các cổng trường tiểu học cũng được bày bán công khai. Nhiều học sinh tinh quái còn sử dụng thứ "vũ khí" này để đuổi khéo giáo viên trong những tiết kiểm tra để tiện bề quay cóp. Hoàng Tùng bật mí, chiêu trò độc này: "Nếu bị giáo viên đặt vào tầm ngắm, đứng kè kè bên cạnh để bắt quả tang học sinh có thái độ sai, mình lập tức kích nổ "bom" mùi để cô giáo thấy khó chịu mà lùi ra xa. Nhân cơ hội đó, tài liệu dưới ngăn bàn được nhanh chóng mở ra, còn mình thì tha hồ quay cóp mà không sợ bị phạt". Qua tìm hiểu của PV, trước thực trạng trên, nhiều trường cho biết, đã ra quy định cấm học sinh mang và sử dụng loại "bom" bốc mùi này trong trường. Do việc giám sát khá chặt chẽ nên sau một thời gian không bán được hàng, các "chủ shop" trước cổng trường cũng ngừng nhập về mối hàng này. Tuy nhiên để săn lùng thứ "vũ khí" lạ này, giới học trò rỉ tai nhau săn hàng trên mạng, vừa rẻ vừa đảm bảo nguồn cung cấp kín đáo, lại nhanh gọn. Nếu mua nhiều, giá rẻ bất ngờ, thậm chí còn miễn phí "ship hàng" (phí vận chuyển), Tú Anh nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét