Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

'Bí mật' đằng sau những tiết dự giờ

Đằng sau những tiết dự giờ luôn có những câu chuyện thú vị nhưng cũng không kém phần hài hước.

Tiết học... replay


Vì muốn tiết dạy được tốt hơn, ghi điểm cho cả mình lẫn lớp, đa số các giáo viên đều có sự chuẩn bị từ trước mà trên đây chính là hai ví dụ rất điển hình. Một số giáo viên chỉ gợi ý bài dạy, đề tài trả bài và những câu hỏi có thể sẽ đưa ra. Cách làm này thật sự hiệu quả, học sinh vừa có thể chủ động học tập, vừa không phải lo lắng làm sai trong tiết dự giờ. Nhưng một số giáo viên khác lại “kỹ càng” hơn bằng cách dạy trước cả bài dự giờ, thậm chí bắt học sinh thuộc lòng hết những câu hỏi và câu trả lời sẽ đưa ra trong tiết dự giờ sắp tới.

Đa số kết quả của cách làm này đều để lại một tiết dự giờ máy móc, chỉ có hiệu quả ghi điểm. Chưa kể việc cứ phải “nhai đi nhai lại” một bài học dự giờ sẽ “ngốn” luôn thời gian của những bài học khác và các học sinh phải cố chạy lại cho kịp bài bỏ lỡ sau đó.

Kịch bản công phu


Để tiết dự giờ trở nên hoàn hảo, lớp học bị biến thành một phim trường, học sinh trở thành các diễn viên thực thụ và kịch bản chính là bài vở của tiết dự giờ.

Để có tiết dự giờ tốt, nhiều giáo viên lên kịch bản và chia lớp thành nhiều nhóm khác nhau với mỗi nhóm được giao mỗi nhiệm vụ riêng biệt. Ai sẽ nhận nhiệm vụ trả bài, những ai được phân giải những bài toán nào đều được chia công việc rất cụ thể, bài vở cũng được chỉ dẫn trước một cách bài bản, không có một sai sót nào. Tiết dự giờ trở thành áp lực của những bạn được giao nhiệm vụ, vì nếu không làm tốt sẽ dễ bị trách mắng, thậm chí trừ cả điểm thi đua.

Buồn cười hơn, một số thầy cô còn tập cho các cách đưa tay phát biểu. Để lớp có không khí, một số thầy cô dặn dò học trò phải đưa tay hết. Nhưng để phân biệt và dễ gọi tên, bạn nào biết câu trả lời sẽ đưa tay phải, còn bạn nào không biết thì giơ tay trái và thầy cô chỉ việc gọi người đưa tay phải.



Cả lớp giơ tay để lớp học được sôi động

Hệ quả không mong muốn


Để có thời gian dạy trước bài học dự giờ, các giáo viên phải “lấn” sang những tiết học khác hoặc “mượn” tiết học từ bộ môn khác, thậm chí là tăng thêm một tiết học ngoài. Sau những ngày dự giờ, do phải học bù lại những tiết học đã lỡ, của cả những bộ môn khác bị ảnh hưởng, nhiều bạn dễ bị nhồi nhét đâm ra quá tải, hiệu ứng ngược không tiếp thu được bài học.

Còn các tiết dự giờ có “kịch bản” bài bản thì đều chia lớp thành hai nhóm riêng biệt. Một nhóm được học trước, học kỹ và được chỉ dẫn tận tình để trở thành những “ngôi sao” tiết dự giờ sẽ dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ bài học. Nhóm còn lại, được xem như nhóm “ra rìa” đa số đều không quan tâm đến tiết dự giờ, ngồi ở lớp cho xong nhiệm vụ sẽ tiếp thu bài học một cách rất hờ hững, thậm chí không tiếp thu.

Lý do của những hệ quả này không chỉ xuất phát từ phía giáo viên, mà còn do chính các bạn nhà mình nữa. Nếu học sinh biết cách chủ động, phối hợp với giáo viên và tự giác bản thân thì những tiết dự giờ không chỉ là cơ hội ghi điểm mà còn là bài học đáng giá nữa đấy!
Nguồn: Tiin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét